ACID NITRIC TINH KHIẾT

188

1. TỔNG QUAN VỀ ACID NITRIC TINH KHIẾT

Axit Nitric có công thức hóa học được viết dưới dạng HNO3. Ngoài tên gọi Axit Nitric, nó còn được biết đến với những tên khác như Axit Nitric Khan hay dung dịch Nitrat Hidro. Trong tự nhiên HNO3 chủ yếu được hình thành từ những cơn mưa do sấm, sét…

2. TÍNH CHẤT LÝ HÓA CỦA AXIT NITRIC

2.1 Tính chất vật lý

  • Axit Nitric tồn tại ở dạng chất lỏng hoặc khí, không màu, tan nhanh trong nước. Hợp chất này trong tự nhiên sẽ có màu vàng nhạt do sự tích tụ của oxit nito.
  • HNO3 là một axit có tính ăn mòn cao, dễ bắt lửa và cực độc.
  • Axit nitric nồng độ 86% khi để ngoài không khí sẽ có hiện tượng khói trắng bốc lên.
  • Tỷ trọng của axit nitric tinh khiết: 1511 kg/m khối
  • Nhiệt độ đông đặc: -41 độ C
  • Nhiệt độ sôi: 83 độ C
Acid Nitric Tinh Khiết
Tính Chất Vật Lý Acid Nitric Tinh Khiết

2.2 Tính chất hóa học

  • Axit Nitric có tính chất của một axit nên nó làm quỳ tím hóa màu đỏ.
  • Khi tác dụng với bazo, oxit bazo, muối cacbonat sẽ sinh ra các muối nitrat
  • Axit nitric tác dụng với kim loại: Tác dụng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrat và nước .
  • HNO3 tác dụng với phi kim và các nguyên tố á kim (trừ silic và halogen) cho ra nito dioxit nếu là axit nitric đậm đặc. Còn với axit loãng thì cho ra oxit nito
  • Tác dụng với nhiều hợp chất hữu cơ: Axit nitric có khả năng phá hủy nhiều hợp chất hữu cơ, nên sẽ rất nguy hiểm nếu để axit này tiếp xúc với cơ thể người.

3. ĐIỀU CHẾ AXIT NITRIC

3.1. Điều chế thủ công

Với cách điều chế thủ công người ta thường cho muối Natri Nitrat dạng tinh thể tác dụng với Axit Sunfuric đặc. Chưng cất hỗn hợp này tại nhiệt độ sôi của Axit Nitric thường là 83 độ C cho đến khi còn lại chất kết tinh màu trắng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ tạo ra một lượng nhỏ axit.

Axit Nitric bốc khói đỏ thu được có thể chuyển thành Axit Nitric màu trắng. Khi thực hiện thí nghiệm , các dụng cụ phải làm từ thủy tinh, đặc biệt là bình cổ cong nguyên khối do axit nitric khan.

Acid Nitric Tinh Khiết
Điều Chế Acid Nitric Tinh Khiết Thủ Công

3.2. Điều chế công nghiệp

Axit Nitric loãng có thể cô đặc đến 68% axit bằng hỗn hợp azeotropic với 32% nước. Để thu được axit có nồng độ cao hơn phải tiến hành chưng cất với Axit Sunfuric . H2SO4 nhiệm vụ là chất khử sẽ hấp thụ lại nước.

Dung dịch Axit Nitric công nghiệp thường có nồng độ 52% và 68%. Việc sản xuất Axit Nitric được thực hiện bằng công nghệ Ostwald do Wilhelm Ostwald phát minh.

4. ỨNG DỤNG CỦA AXIT NITRIC

  • Acid Nitric Tinh Khiết được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm, nhiệm vụ như một hóa chất thử cho quá trình nitrat hóa. Đồng thời nó cũng thường được sử dụng như một tác nhân oxy hóa mạnh,
  • Ngoài ra người ta còn sử dụng nó để sản xuất các chất hữu cơ, bột màu, sơn, thuốc nhuộm vải và thuốc tẩy màu.
  • Bên cạnh đó Acid Nitric Tinh Khiết cũng được dùng để sản xuất thuốc nổ như nitroglycerin, trinitrotoluen (TNT) và cyclotrimethylenetrinitramin (RDX).
  • Trong nông nghiệp Axit Nitric tinh khiết được dùng để sản xuất phân bón.

5. NHỮNG MỐI NGUY HIỂM KHI TIẾP XÚC VỚI AXIT NITRIC CẦN LƯU Ý VÀ CÁCH XỬ LÝ

5.1. Những nguy hiểm

Nếu lỡ hít phải chúng sẽ khiến cho nạn nhân bị tổn thương hệ hô hấp, chẳng hạn như phổi bị sưng. Còn tệ hơn là vô tình nuốt phải HNO3, cơ thể sẽ có những tổn thương nặng nề. Vùng miệng, họng, thực quản và dạ dày bị bỏng. Nhẹ có thể gây nôn mửa, tiêu chảy. Nặng có thể khiến tuần hoàn máu bị rối loạn, thậm chí là gây tử vong.

Trường hợp để Axit Nitric dây vào mắt sẽ làm tổn thương giác mạc, dẫn đến mù lòa. Nếu hóa chất dính vào da thì chúng gây phỏng da. Nghiêm trọng hơn là phơi nhiễm lâu có thể dẫn tới ung thư.

5.2. Cách thức xử lý cụ thể

  • Trường hợp hít phải axit thì cần di chuyển nạn nhân ra khu vực thoáng khí. Để nạn nhân nằm yên tiếp theo đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Trường hợp nuốt phải axit thì cần nhanh chóng hòa tan MgO với nước hoặc sữa cùng lòng trắng trứng cho nạn nhân sử dụng rồi đưa tới cơ sở y tế gần nhất.
  • Khi HNO3 bắn vào mắt ngay lập tức rửa sạch mắt, kết hợp nháy mắt liên tục khoảng 15 phút. Tiếp theo, sử dụng muối natri clorua 0,9% rửa lại rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Khi HNO3 tiếp xúc với da cần nhanh chóng lột bỏ quần áo bị dính axit, tiếp đến dùng khăn khô lau vết thương rồi rửa lại bằng nước sạch nhiều lần. Sau đó, đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
  • Axit Nitric gây hỏa hoạn cần sử dụng bột khô, bình khí carbon dioxit để dập lửa. Sử dụng dung dịch kiềm để trung hòa axit. Nhanh chóng di chuyển thùng chứa hoặc lấy nước làm nguội các thùng chứa axit để tránh trường hợp phát nổ.
  • Nếu Axit Nitric bị tràn hoặc rò rỉ thì cần dùng cát, đất để phủ lên chỗ axit tràn. Sau đó, sử dụng Ca(OH)2 hoặc soda khan để trung hòa axit. Cuối cùng, cần dùng nước để làm sạch khu vực hóa chất bị tràn.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN