Bột màu công nghiệp là gì ? Là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm gần đây bởi vì nó có khá nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Đặc biệt là trong các ngành đặc thù cần đến chúng như là ngành sơn, ngành nhựa, ngành dệt may,…
Chính vì tính chất phổ biến của bột màu công nghiệp dẫn đến những vấn đề khác nhau đối với người sử dụng cũng như doanh nghiệp. Việc đưa ra một lựa chọn đúng đắn sẽ là mấu chốt quyết định thành công của doanh nghiệp. Hãy cùng Khanh đi sâu và khai thác các khía cạnh khác nhau để rút ra kinh nghiệm cho mình nhé các bạn.
1. Bột Màu Công Nghiệp Là Gì
Bột màu công nghiệp có thể hiểu nôn na là các chế phẩm hóa học và được nén thành bột từ chất tạo màu. Bột màu công nghiệp có tính phân tán cao nhưng không hòa tan trong môi trường phân tán. Công dụng chính của chúng là tạo dung dịch như sơn, nhựa … để tạo màu cho sản phẩm.
2. Các Loại Bột Màu Công Nghiệp Phổ Biến Hiện Nay Là Gì?
Hiện nay trên thị trường có 2 loại bột màu công nghiệp chính là bột màu công nghiệp hữu cơ và bột màu công nghiệp vô cơ. Mỗi một loại đều có ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào mục đích sử dụng mà có sự lựa chọn sao cho tối ưu.
2.1. Bột màu công nghiệp hữu cơ là gì
Theo như định nghĩa thì bột màu công nghiệp hữu cơ là các hợp chất rắn dạng bột, những hợp chất rắn dạng bột này có thể tạo nên nhiều màu sắc khác nhau. Bột màu hữu cơ bao gồm có các họ: sắc tố azo, sắc tố phthalocyanin, pigment antraquino và bột màu nhuộm.
Bột màu công nghiệp hữu cơ thường được pha trong sơn dầu để lên màu hoàn hảo hơn. Vì vậy, có thể dễ dàng nhận thấy, người ta thường sử dụng bột hữu cơ trong các sản phẩm cao su, nhựa, sơn, bột nhão, chất phủ,…
– Ưu điểm: Lên màu trong, sáng và tươi, có tính kháng kiềm, kháng axit cao, nhiệt độ ổn định.
– Nhược điểm: dễ bị oxy hóa và bị thời tiết làm ảnh hưởng.
2.2. Bột màu công nghiệp vô cơ là gì
Bột màu vô cơ là tập hợp một số muối kim loại không tan trong kim loại hoặc oxit kim loại màu. Các chất màu vô cơ được chia thành các sắc tố vô cơ nhân tạo, các sắc tố vô cơ tự nhiên và các chất màu vô cơ tự nhiên.
– Ưu điểm: bền dưới tác động của ánh sáng, thời tiết, nhiệt độ cao, và với dung môi… giá tương đối rẻ.
– Nhược điểm: màu không tươi sáng như sắc tố hữu cơ.
2.3 Các loại bột màu công nghiệp khác
Ngoài 2 loại bột màu vô cơ và hữu cơ, thì còn có một số loại màu đặc biệt có thể nhắc tới như:
– Màu kim loại: thường được sử dụng đồng thời với màu kim loại hoặc kết hợp với sắc tố hữu cơ để tạo ra hiệu ứng kim loại mới.
– Màu ánh kim: phân tán trong chất hóa dẻo lỏng hoặc nhựa cây, vì các vảy nhôm khô dễ bị nổ.
– Màu huỳnh quang: ưu điểm là khả năng chuyển đổi tia UV thành màu nhìn thấy được.
– Màu xà cừ: quan trọng nhất là những mảnh mica mỏng được phủ một lớp TiO2 có tác dụng phản xạ một phần và một phần truyền qua ánh sáng tới.
3. Những Ưu Điểm Khi Chọn Bột Màu Công Nghiệp Là Gì?
3.1. Sử dụng dễ dàng
Do có dạng bột, đồng thời không lẫn tạp chất, vì vậy khi sử dụng chỉ cần pha chúng với sản phẩm cần tạo màu mà không cần thao tác pha chế phức tạp. Kể cả những người tay ngang vẫn có thể làm được một cách dễ dàng.
Nếu có pha sai màu dạng bột thì khắc phục cũng khá đơn giản hơn những loại màu khác. khi sửa rất khó khăn. Nếu lỡ pha quá đậm, chỉ cần pha thêm dung môi như sơn là có thể khắc phục dễ dàng.
3.2. Bảo quản và vận chuyển dễ dàng
Công tác vận chuyển bột màu công nghiệp cũng không quá phức tạp, hay quá khó khăn cản trở người tiêu dùng. Đặc biệt trong quá trình vận chuyển nếu có di chuyển bột bên trong cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng màu như là khi vận chuyển màu dạng nước.
3.3. Giá thành bột màu công nghiệp rẻ
Một ưu điểm nữa không thể bỏ qua đó là so với các loại màu công nghiệp khác trên thị trường thì bột màu công nghiệp có giá thành rẻ nhất. Không lo bị người bán đẩy giá hay cho giá ảo làm tiêu tốn hầu bao người sử dụng một cách bất hợp lý.
4. Bột Màu Công Nghiệp Được Ứng Dụng Trong Những Ngành Công Nghiệp Sản Xuất Nào?
Bột màu công nghiệp được ứng dụng khá phổ biến trong nhiều lĩnh vực và ngành nghề khác nhau. Có thể kể đến những công dụng tiêu biểu của bột màu công nghiệp như sau:
- Ứng dụng trong ngành vật liệu xây dựng: tạo màu cho gạch
- Nhuộm gỗ- Nhuộm giấy: Xử lý các chất liệu từ gỗ giúp sản phẩm thêm đa dạng về màu sắc. Ngoài ra còn có ứng dụng trong ngành nhuộm giấy, nhuộm màu nhang,…
- Sơn dầu- Sơn nước- Sơn chống gỉ: Dùng để che phủ, bảo vệ nguyên liệu.
- Công nghiệp xây dựng: Ứng dụng trong nhuộm màu bê tông, xi măng.
- Nhuộm phụ gia phân bón: Giúp tạo màu hạt, làm phụ gia màu và keo.
5. Những Lưu Ý Khi Chọn Mua Bột Màu Công Nghiệp
- Nên chọn loại bột màu đúng với nhu cầu, mỗi loại sẽ đáp ứng cho một mục đích công việc khác nhau. Cần am hiểu kỹ lưỡng nguồn gốc, thông tin kỹ thuật, cách thức bảo quản của từng loại để chọn mua đúng loại mình cần, hạn chế lãng phí.
- Nên mua với số lượng vừa phải đừng ham mua giá sỉ để rồi dư ra nhiều sau sử dụng. Xong bảo quản không tốt cuối cùng bỏ đi một cách vô tội vạ,
- Do tính phỗ biến của bột màu công nghiệp nên nó được bán từ mọi ngõ ngách. Nhưng không phải chỗ nào cũng có nguồn hàng tốt, có xuất xứ rõ ràng mà mua đại. Phải chọn mặt gửi vàng để sở hữu cho mình những sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng là một điều cần thiết.
Nếu sau khi đọc bài viết các bạn thấy cần bổ sung gì vào bài viết Bột màu công nghiệp là gì có thể liên hệ mình qua email để có thể cùng tham khảo thêm…
Email: khanh.bloghoachat@gmail.com
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN