Cellulose Ether là một chất tạo đặc hay còn được biết đến với cái tên Methyl Cellulose, Methylcellulose, HPMC, HEMC, HEC,…Đây là một hợp chất hóa học có nguồn gốc từ Cellulose, chất này thân thiện với môi trường vì được lấy từ gỗ hoặc sợi bông.
Cellulose Ether là polymer tự nhiên không tan trong nước. Sau khi bị ete hóa nó sẽ chuyển thành dạng Cellulose ete (Mecellose) và tan được trong nước. Cellulose Ether là một loại nguyên liệu mỹ phẩm được sử dụng rất phổ biến, rộng rãi. Bài viết hôm nay chúng mình sẽ đi tìm hiểu về Cellulose Ether cũng như những công dụng mà nó mang lại trong đời sống nhé!
1. Cellulose Ether Là Gì?
Cellulose Ether bao gồm nhiều hợp chất hữu cơ, được tạo ra bởi sự thay đổi cấu trúc trong mạch cellulose. Nguồn gốc cellulose là một loại polymer có trong tự nhiên được sử dụng rộng rãi trong ngành mỹ phẩm. Các dẫn xuất cellulose bao gồm: Carboxymethylcellulose (CMC), Methylcellulose (MC) và dẫn xuất, Hydroxyethylcellulose (HEC) và dẫn xuất, Hydroxylpropyl Cellulose (HPC), Ethylcellulose (EC),…
Các dẫn xuất này được tạo ra bởi quá trình este hóa hoặc etherification các nhóm hydroxyl trong các polyme cellulose với các chất phản ứng hóa học. Thực tế, dẫn xuất cellulose còn được chia thành ba loại: ete xenlulo, este xenlulo và este ete xenlulo.
Trong thương mại, các dẫn xuất Cellulose Ether gồm: cellulose nitrate, cellulose acetate, butyl cellulose acetate và xantat xenlulo. Đặc tính của các nhóm hoá chất này giúp khắc phục, loại bỏ những khuyết điểm mà mạch cellulose mang lại trong sản xuất. Các dẫn xuất này được ưu tiên ứng dụng trong công nghiệp. Với tác dụng vượt trội hơn, hiệu quả và không làm mất đi các tính chất hiện có của mạch. Ngoài ra, nó còn đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn trong lĩnh vực công nghiệp.
Cấu trúc của Cellulose bao gồm các chuỗi glucose tuyến tính được liên kết với nhau thông qua gly-1-4-glyosidic. Sự hiện diện của nhóm OH phóng ra từ mỗi chuỗi theo các hướng khác nhau giúp làm tăng mối liên kết giữa các chuỗi glucose liền kề. Nhờ vậy mà các mối liên kết đó có độ bền bỉ cao.
2. Tính Chất Của Cellulose Ether
2.1. Tính chất vật lý
Dưới đây là một số tính chất vật lý đặc trưng của Cellulose Ether:
- Về ngoại quan: tồn tại ở dạng bột màu trắng, mịn, dễ tan trong nước lạnh, không mùi.
- Về độ tan: không tan trong nước và các dung môi hữu cơ khác nhưng lại tan được trong dung dịch Schweitzer (Hydroxyd đồng trong Ammoniac). Tính tan còn phụ thuộc phần lớn vào tính kiềm hoặc tính axit.
- Có khả năng hút ẩm tốt, bền, dẻo khối lượng nhẹ và linh hoạt.
2.2. Tính chất hóa học
Cellulose Ether có những tính chất hóa học cần kể đến như:
- Cellulose Ether sau khi bị este hóa sẽ được chuyển thành dạng cellulose ete, chất này sẽ tan được trong nước và không tan được trong dầu.
- Dẫn xuất của Cellulose như CMC, MC sẽ đem đến những công dụng vượt trội hơn so với Cellulose Ether.
- Dễ dàng phân hủy, có thể tái chế.
3. Phương Pháp Điều Chế Cellulose Ether
Cellulose Ether được điều chế bằng cách thay thế các nguyên tử hydro của nhóm Hydroxyl, trong các đơn vị Anhydroglucose Cellulose với alkyl hoặc nhóm alkyl thay thế. Thực tế, Cellulose không tan trong nước, nhưng sau khi bị ete hóa nó sẽ chuyển thành dạng cellulose ethers (Mecellose) và tan được trong nước.
Từ xưa đến nay, các dẫn xuất Cellulose Ether đóng vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất, xây dựng, gốm sứ, ngành sơn, tẩy rửa, mỹ phẩm và dược phẩm.
4. Ứng Dụng Của Cellulose Ether Trong Đời Sống Và Công Nghiệp
4.1. Ứng dụng trong công nghiệp và mỹ phẩm
Trong công nghiệp, các hợp chất HPMC, HEC, MC tạo thành hàng loạt các dẫn xuất được ứng dụng phổ biến trong mỹ phẩm và hóa chất tẩy rửa với vai trò làm chất phụ gia. Các chất phụ gia này có khả năng làm đặc, tạo trạng thái huyền phù, nhũ tương cho sản phẩm.
Bên cạnh đó, các dẫn xuất của Cellulose Ether còn có mặt trong hầu hết các sản phẩm dầu gội đầu, kem đánh răng, các loại mỹ phẩm chăm sóc da.
Trong ngành xây dựng, Cellulose Ether đóng vai trò làm chất kết dính, chất đậm đặc, giữ ẩm, bảo vệ xi măng và thạch cao.
Đặc biệt, dẫn xuất HEC được sử dụng nhiều trong mỹ phẩm với khả năng hòa tan cao trong nước, tạo ra dung dịch có độ trong. Với khả năng tạo độ gel trong suốt ở pH = 7 sẽ không xảy ra hiện tượng vón cục. Hóa chất còn là chất ổn định keo, có khả năng giữ nước, phân tán trong mỹ phẩm.
4.2. Ứng dụng trong thực phẩm
Cellulose Ether có công dụng ổn định hương vị, mùi vị, thành phần trong thực phẩm. Bên cạnh đó, nó còn giúp phân tán để lưu trữ, phân phối các thành phần vật chất. Đây cũng là một chất hỗ trợ điều trị các bệnh lý về giác mạc, tiêu hóa, giảm đi các hương vị khó chịu có trong sản phẩm.
5. Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Cellulose Ether
5.1. Lưu ý khi sử dụng
Khi sử dụng HEC cần lưu ý một số điều như sau:
- Sử dụng đúng liều lượng, đúng quy trình của nhà sản xuất ghi trên bao bì.
- Trong quá trình sử dụng, cần trang bị đồ bảo hộ đầy đủ như quần áo, găng tay, khẩu trang để đảm bảo an toàn khi tiếp xúc với hóa chất.
- Tuyệt đối không hút thuốc, không châm lửa, không tiếp xúc với nguồn gây nhiệt khác trong khi sử dụng.
5.2. Lưu ý khi bảo quản
Ngoài những lưu ý sử dụng, khi bảo quản cũng cần phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Nên bảo quản tại kho chứa thoáng mát, khô ráo, vị trí tránh xa các nguồn gây nhiệt.
- Các thùng chứa cần ghi rõ thông tin sản phẩm để tránh nhầm lẫn với những loại hóa chất khác.
Sau những thông tin mình đã chia sẻ về Cellulose Ether, hy vọng đã cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức về loại hợp chất này. Nếu bạn vẫn còn bất kỳ thắc mắc nào về Cellulose Ether, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, mình sẽ giải đáp tận tình cho bạn!
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN
Cellulose Ether Là Gì? Tổng Hợp Kiến Thức Đầy Đủ Nhất Về Cellulose Ether