Công Dụng Của Rỉ Đường được sử dụng đa dạng trong các lĩnh vực đời sống và đặc biệt đối với ngành công nghiệp. Rỉ đường là sản phẩm có giá thành rẻ nhưng rất đa năng và có giá trị dinh dưỡng cao. Như vậy, Công Dụng Của Rỉ Đường tác dụng như thế nào ? Chúng được sử dụng như thế nào và liều lượng ra sao ? Xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để cùng nhau giải đáp các thắc mắc trên nhé. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.
1. Công Dụng Của Rỉ Đường ?
Rỉ đường hay mật rỉ đường có ý nghĩa lớn đối với các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, xây dựng…. Đây chính là phụ phẩm có giá thành rẻ nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao cho sản xuất và người lao động. Một số công dụng phổ biến như sau:
1.1. Trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, rỉ đường dùng trong quá trình ủ phân vi sinh. Bởi vì rỉ mật sở hữu nhiều chất dinh dưỡng có lợi. Nó trở thành nguồn thức ăn lý tưởng cho các vi sinh vật phát triển mạnh và nhanh chóng. Rỉ đường còn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây phát triển và cho năng suất cao và tiết kiệm được chi phí sản xuất. Từ đó, thời gian ủ phân được rút ngắn lại.
Bên cạnh đó, người nông dân qua đó có thể tận dụng thêm được các nguồn phế phẩm hữu cơ, từ đó tạo ra một loại phân bón an toàn, tốt cho đất và cây trồng. Khi sử dụng phân ủ bằng rỉ đường, cây sẽ được nạp thêm dinh dưỡng cho năng suất cao hơn. Do giá thành của chất này rẻ nên chi phí trong việc cải tạo đất hay đầu tư phân bón của người làm nông cũng được tiết kiệm rất nhiều.
1.2. Làm thức ăn chăn nuôi
Mật rỉ đường có vị ngọt vốn có, nên thường trộn lẫn với thức ăn cho động vật thể kích thích vị giác giúp các loài vật nuôi ăn uống ngon miệng hơn. Vì nó chứa nhiều dưỡng chất tốt nên chúng có thể mang đến nguồn năng lượng cho các loại gia súc và gia cầm. Hơn nữa, những năng lượng này rất dễ tiêu, có thể bù lại khẩu phần ăn vào những loại thức ăn khô, chất lượng thấp mà vật nuôi ăn hàng ngày.
Bên cạnh đó, rỉ mật chứa nhiều các nguyên tố khoáng, vi lượng hữu ích, đặc biệt đối với riêng trâu, bò, lợn. Cách pha trộn thức ăn chăn nuôi điển hình như: trộn trực tiếp; pha lẫn với nước, làm nguyên liệu chế biến thức ăn hay ủ phụ phẩm….
1.3. Đảm bảo môi trường nuôi tôm và xử lý nước
Các chủ đầm sử dụng rỉ mật để bổ sung cacbon, giúp làm ổn định và kiểm soát được amonia trong đầm nuôi tôm. Điều này đã được chứng thực qua nhiều thử nghiệm, kết quả đều cho thấy rằng rỉ mật giúp đào thải các khí độc trong đầm, tiêu biểu là NH3 và NO2. Chất này có tác dụng kiểm soát Amonia, và là nguồn dinh dưỡng lý tưởng cho các vi sinh vật ở trong đầm. Nhờ vào hóa chất này mà những thức ăn thừa hay phân tôm đều được phân hủy, tránh làm nguồn nước bị ô nhiễm. Các loại tảo biển được kiểm soát số lượng và nồng độ PH trong ao cũng được duy trì ở mức độ tốt, thuận lợi cho tôm phát triển khỏe mạnh.
Thông thường ngày nay, người dân thường đầu tư vào hệ thống quá trình nuôi vi sinh hiếu khí để xử lý nước thải có hiệu quả. Trong quá trình nuôi vi sinh này, mật rỉ đường đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng cho chúng. Trong rỉ mật có hàm lượng các nguyên tố vitamin và chất khoáng, giúp các vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ trong môi trường nước thải nghèo dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn cung cấp cacbon hữu cơ chủ yếu cho vi sinh vật trong các hệ thống xử lý nước thải có phương pháp xử lý sinh học. Vì vậy, mật rỉ được xem là biện pháp tối ưu và rẻ tiền, đem lại hiệu quả đáng kể cho quy trình xử lý nước thải công nghiệp.
Kết luận: Bài viết đã chia sẻ đến các bạn công dụng của rỉ đường là gì cũng như các công dụng hữu ích của chúng. Tuy nhiên, các bạn nên lưu ý trên thị trường hiện nay có bán rất nhiều loại hóa chất không rõ nguồn gốc với giá rất rẻ. Nếu như sử dụng phải những sản phẩm chứa hóa chất độc hại thì có thể gây hại cho sức khỏe của bạn và gia đình. Vì vậy, các bạn nên cẩn trọng trong việc lựa chọn, nghiên cứu các hóa chất kỹ lưỡng. Hãy chọn mua những nơi có nguồn gốc, thành phần, thông tin nhà sản xuất, tem mác rõ ràng nhé.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN