Như chúng ta cũng đã biết trong cuộc sống hằng ngày có rất nhiều sản phẩm được làm từ nhựa. Từ những lĩnh vực cơ bản nhất như công nghiệp, xây dựng cho đến lĩnh vực cao cấp hơn điển hình như là điện tử,….
Và điều đáng nói là cho dù ở lĩnh vực nào đi chăng nữa thì nguyên liệu nhựa cũng đóng vai trò quan trọng. Nhưng bạn đã từng nghe đến hạt nhựa chưa ? Hạt nhựa có mối quan hệ như thế nào đến nguyên liệu nhựa ? Hãy cùng Blog Hóa Chất tìm hiểu thêm mối quan hệ này thông qua bài viết Hạt Nhựa Dùng Để Làm Gì các bạn nhé.
Hạt nhựa dùng để làm gì?
Hạt nhựa là nguyên liệu đầu vào quan trọng trong quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa. Hạt nhựa được chia thành nhiều loại khác nhau, nhưng khi phân loại thường chỉ có 3 nhóm chính:
- Nhựa nguyên sinh
- Nhựa tái chế
- Nhựa sinh học.
Có thể phân biệt 3 nhóm này như sau:
1. Nhựa Nguyên Sinh
Nhựa nguyên sinh có nguồn gốc từ quá trình chưng cất phân đoạn dầu mỏ. Hạt nhựa nguyên sinh chưa qua sử dụng sẽ có màu trắng. Sở dĩ nhựa nguyên sinh có màu là do người ta pha thêm hạt tạo màu để sản phẩm có màu sắc như mong muốn. Một số loại nhựa nguyên sinh như ABS, PP, PC, PA, HIPS, POM,…
Đặc điểm nổi bật của nhựa nguyên sinh là tính mềm, dẻo, độ đàn hồi lớn,… Đồng thời chịu được cong vênh và áp lực. Các sản phẩm được làm ra từ nhựa nguyên sinh thường có tính thẩm mỹ cao do bề mặt bóng, mịn và màu sắc tươi sáng. Loại nhựa này thường được dùng để sản xuất các mặt hàng giá trị hoặc sản phẩm yêu cầu kĩ thuật cao như thiết bị y tế, linh kiện ô tô, máy bay…..

2. Nhựa Tái Chế
Nhựa tái chế hay còn gọi là nhựa tái sinh là loại nhựa chủ yếu được tổng hợp từ nhựa thu gom. Các sản phẩm từ nhựa sau khi được dùng xong, bỏ đi sẽ được thu gom về và phân loại, tái chế theo các quy trình khác nhau
Nhựa tái sinh có công dụng chính là làm nguyên liệu sản xuất công nghiệp, xây dựng và môi trường. Một số loại nhựa tái sinh phổ biến có thể nhắc đến như nhựa PP, PE, HDPE, và PVC…

3. Nhựa Sinh Học
Hạt nhựa sinh học hay còn được gọi là hạt nhựa phân hủy sinh học có nguồn gốc chủ yếu từ thực vật như tinh bột, cellulose và protein…trộn với nền nhựa dầu. Chính vì vậy làm tăng khả năng phân hủy sinh học, giúp hạn chế ô nhiễm.
Theo tiêu chuẩn của châu Âu NF EN 13342, thì một vật liệu được cho là phân hủy sinh học khi nó có khả năng phân hủy 90% trong thời gian tối đa là 6 tháng.
Nhựa sinh học có rất nhiều loại khác nhau, cho đến nay chưa thể tổng hợp. Mỗi nhà sản xuất nhựa cho ra những sản phẩm với thành phần không giống nhau và được ứng dụng vào những mục đích sản xuất riêng biệt.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN