Hóa chất vệ sinh công nghiệp thực phẩm được sử dụng trong ngành thực phẩm là chủ yếu. Đây đều là các loại hóa chất được dùng để tẩy rửa các dụng cụ và thiết bị trong nhà bếp.
Tác dụng chính của sản phẩm này là làm sạch, khử trùng, loại bỏ các vết bẩn lâu ngày dính trên bề mặt sản phẩm…. Đa số các loại hóa chất này đều đã được kiểm định, dễ sử dụng, tuyệt đối an toàn, không gây ăn mòn dụng cụ. Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu về sản phẩm hóa chất vệ sinh công nghiệp thực phẩm này nhé.
1. Hóa Chất Vệ Sinh Công Nghiệp Thực Phẩm Là Gì?
Hóa chất vệ sinh công nghiệp thực phẩm là những sản phẩm tẩy rửa vệ sinh các vật dụng, dụng cụ, thiết bị nhà bếp. An toàn thực phẩm có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, không những ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, tính mạng người sử dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch và an ninh, an toàn xã hội. Chính vì vậy, việc sử dụng hóa chất vệ sinh công nghiệp thực phẩm trong nhà máy phải đảm bảo an toàn đối với sức khỏe người sử dụng và môi trường xung quanh.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm tẩy rửa vệ sinh. Tuy nhiên, những sản phẩm có thể áp dụng trong nhà máy thực phẩm thì lại rất ít. Hãy tham khảo các sản phẩm hóa chất vệ sinh công nghiệp thực phẩm qua thông tin sau đây.
2. Tại Sao Phải Sử Dụng Hóa Chất Vệ Sinh Công Nghiệp Thực Phẩm?
Sử dụng hóa chất vệ sinh công nghiệp thực phẩm trong ngành chế biến thực phẩm ở đây không phải là cho hóa chất vào các đồ ăn, rau quả để tẩy rửa hoặc để ngâm tẩm giúp thực phẩm được tươi ngon, mà chức năng chủ yếu của sản phẩm này là làm sạch các dụng cụ, thiết bị, bát đĩa dùng cho ngành chế biến thực phẩm. Nhờ đó, giúp tiết kiệm được thời gian cũng như công sức chúng ta bỏ ra để vệ sinh dụng cụ, thiết bị nhà bếp.
3. Những Ưu Điểm Khi Sử Dụng Hóa Chất Vệ Sinh Công Nghiệp Thực Phẩm
Các sản phẩm hóa chất vệ sinh công nghiệp thực phẩm có các ưu điểm như sau:
- Tẩy sạch dầu mỡ, các vết ố, cặn canxi, thức ăn còn thừa bám trên dụng cụ, thiết bị nhà bếp một cách dễ dàng.
- Thành phần hóa học, nồng độ sản phẩm được quy định theo tiêu chuẩn, đảm bảo tuyệt đối phù hợp trong ngành chế biến thực phẩm.
- Sản phẩm không gây ăn mòn kim loại.
- Tiết kiệm chi phí và nhân công lao động. Giúp quá trình làm sạch được rút ngắn thời gian cũng như công sức.
4. Một Số Loại Hóa Chất Vệ Sinh Dùng Trong Nhà Máy Thực Phẩm
Trên thị trường hiện nay có thể kể tên một số thương hiệu nổi tiếng như: Ecolab, Diversey, SmartSan, Goodmaid Pro…
- Ecolab KleenCare: Là sản phẩm nước rửa tay của thương hiệu Ecolab, có đặc tính không màu, không mùi. Phù hợp cho các nhà máy chế biến thực phẩm, khu vực chế biến thực phẩm trong nhà hàng, khách sạn.
- Smartsan Hand Soap H1: xà phòng rửa tay sát khuẩn Smartsan Hand Soap được làm từ nguyên liệu thảo mộc tự nhiên có độ phân hủy sinh học cao, tạo nhiều bọt và có tính diệt khuẩn, đạt hiệu quả cao trong làm sạch, đồng thời sát khuẩn cho tay.
- Smart San Food Grade Alcohol Sanitizer S-4: Sát khuẩn tay cho nhân viên chế biến thực phẩm. Có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn ngay cả sau khi dung dịch cồn đã khô trên tay do công thức đặc biệt của Cồn S-4. Đạt hiệu quả sát khuẩn cao, diệt được các loại vi khuẩn và nấm mốc thường có trong thực phẩm như Salmonella, S.aureus, E.coli, P.aeruginosa, Shigella, B.subtilis, V.parahaemolyticus.
- Hóa chất tẩy rửa Cip gốc Acid-CB96: được sử dụng chủ yếu để tẩy rửa các vết bẩn lâu ngày, vết rỉ sét trên các thiết bị bồn chứa, bồn sản xuất của ngành sản xuất: bia, sữa….
- Hóa chất khử trùng gốc Peracetic acid – Sani SF15: được sử dụng chủ yếu để diệt vi khuẩn. Các loại nấm mốc trong các thiết bị trong ngành chế biến sữa.
- Hóa chất khử trùng dạng bọt – Sanifoam: dùng để tẩy sạch các vết dầu mỡ trên các thiết bị kim loại như nhôm….
Hy vọng những thông tin mà mình đã chia sẻ bên trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại hóa chất vệ sinh công nghiệp thực phẩm được sử dụng trên thị trường công nghiệp hiện nay. Từ đó bạn có thể chọn lựa các loại hóa chất phù hợp với nhu cầu vệ sinh và làm sạch không gian nhà ở, văn phòng hay cơ sở sản xuất của mình.