Hóa Mỹ Phẩm Và Những Phân Tích Về Ưu Nhược Điểm Của Nó

117
Hóa Mỹ Phẩm

Hóa mỹ phẩm thường được sử dụng nhiều với những chức năng khác nhau như sản phẩm làm sạch, xà phòng, sữa tắm, nước tẩy, các sản phẩm làm đẹp da và tóc,… Điểm đặc biệt là chúng thường có mùi hương đậm. Trong cuộc sống gia đình hằng ngày, chúng ta sử dụng rất nhiều hóa mỹ phẩm. Tuy nhiên, phần lớn người dùng sẽ không biết đến khái niệm của nó. Thông qua bài viết này, mình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin về khái niệm hóa mỹ phẩm là gì và đâu là những công dụng mà nó mang lại.

1. Khái Niệm Về Hóa Mỹ Phẩm

Hóa mỹ phẩm thực chất cũng là các sản phẩm mỹ phẩm được gia công từ các loại hóa chất tổng hợp. Chúng được điều chế và sản xuất với mục đích chăm sóc da, làm sạch và tạo mùi hương cho cơ thể. Các sản phẩm hóa mỹ phẩm có thể được sử dụng trực tiếp lên da hoặc các niêm mạc. Tuy nhiên, không nên để lưu lại trên da quá lâu.

Các sản phẩm hóa mỹ phẩm thường không được sử dụng thường xuyên như các mặt hàng sản phẩm nước hoa, xà phòng hay sữa tắm… Đặc biệt, các sản phẩm hóa mỹ phẩm không có tác dụng điều trị bệnh, nó chỉ có thể hỗ trợ làm sạch và làm đẹp trên bề mặt da.

Hóa mỹ phẩm thường có nguồn gốc và xuất xứ từ hóa chất, chất tạo mùi và chất liệu hỗn hợp. Bên cạnh đó, chúng còn có công dụng như một sản phẩm làm đẹp da dùng để trang điểm, dưỡng và chăm sóc da.

Chúng được FDA cho phép chứa đến 30% vi khuẩn. Vì vậy, trên các sản phẩm này, các chuyên gia đánh giá và khuyên dùng từ 60-90 ngày kể từ khi mở nắp. Nổi bật là các dòng mỹ phẩm như: sữa rửa mặt, nước rửa tay, dầu gội, kem dưỡng da,… và các sản phẩm thông dụng sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày khác.

Hóa Mỹ Phẩm Giới Thiệu
Hóa Mỹ Phẩm Có Xuất Xứ Từ Hóa Chất, Tạo Mùi,….

2. Thành Phần Chính Trong Hóa Mỹ Phẩm

Loại mỹ phẩm này thường được điều chế từ các thành phần chính sau:

  • Hóa chất và hương liệu tổng hợp như tylene, axeton, benzen, cồn, glixerin,…
  • Các nguyên liệu dạng sáp, dạng dầu, dung môi, các chất tạo màu, tạo mùi (fragrance),…
  • Chất dẫn xuất như dầu mỏ.
  • Các thành phần như nước, chất làm đặc, chất làm mềm, phẩm màu, chất nhũ hóa, chất bảo quản, chất làm mờ, làm sáng và mùi hương.

Các nguyên liệu trên được nhà sản xuất cân đo đong đếm kỹ lưỡng, điều chế theo tỉ lệ phù hợp và liều lượng cho phép, để đạt mục đích sử dụng mong muốn và phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người dùng.

Hóa Mỹ Phẩm Thành Phần
Thành Phần Bao Gồm Nước, Chất Làm Đặc, Chất Tạo Mùi,…

3. Công Dụng Của Hóa Mỹ Phẩm

Có thể kể đến công dụng của một số sản phẩm nổi trội như:

  • Sữa rửa mặt: loại bỏ bụi bẩn và lấy đi lớp dầu thừa trên da, từ đó giúp lỗ chân lông thông thoáng.
  • Sữa tắm: giúp làm sạch và nuôi dưỡng, chăm sóc, làm đẹp da hiệu quả.
  • Kem dưỡng ẩm giúp cấp nước cho da, đem lại làn da mịn màng, trắng sáng.
  • Nước hoa làm thơm cơ thể.
  • Các sản phẩm trang điểm như kem nền, phấn phủ, son môi, chì kẻ mày,… Có tác dụng làm đẹp trên bề mặt da.

Nhìn chung, những sản phẩm đều có công dụng tác động trực tiếp lên làn da. Nên khi có nhu cầu chăm sóc và cải thiện vùng da nào trên cơ thể. Thì bạn chỉ cần lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.

Hóa Mỹ Phẩm Công Dụng
Ứng Dụng Làm Sữa Rửa Mặt

4. Sự Khác Biệt Giữa Hóa Mỹ Phẩm Và Dược Mỹ Phẩm

4.1. Hóa mỹ phẩm

Được biết đến với 2 loại: sản phẩm sinh hoạt hằng ngày và dùng để chăm sóc sức khỏe, làm đẹp cho da mỗi ngày. Hóa mỹ phẩm thường được sử dụng nhiều trong nhà của bạn với những chức năng khác nhau như sản phẩm làm sạch xà phòng, sữa tắm, nước tẩy, làm đẹp da hay tóc,… chúng thường có mùi hương đậm.

Hóa mỹ phẩm thường có nguồn gốc và xuất xứ từ hóa chất, chất tạo mùi và chất liệu hỗn hợp. Bên cạnh đó, chúng còn có công dụng như một sản phẩm làm đẹp da dùng để trang điểm, dưỡng và chăm sóc da.

4.2. Dược mỹ phẩm

Dược mỹ phẩm mang đặc tính chữa trị và phục hồi. Mỹ phẩm đã trở nên phổ biến từ rất lâu, nhưng cụm từ dược mỹ phẩm vẫn còn hạn chế. Đây chính là dòng được nghiên cứu, bào chế và tuân thủ tất cả các tính năng nghiêm ngặt.

Dược mỹ phẩm được biết đến với sự kết hợp của các thành phần trong y dược, cùng những tính năng điều trị chuyên biệt để giải quyết các tình trạng, vấn đề trên da như sạm nám, lão hóa da, viêm mụn, tổn thương,… một cách tận gốc và giúp phục hồi chuyên sâu sau khi điều trị. Chính vì vậy, dược mỹ phẩm được sử dụng nhiều trong các clinic, thẩm mỹ viện, spa.

Trước khi đưa ra sử dụng trên thị trường, dược mỹ phẩm phải đáp ứng yêu cầu FDA phải đạt 99.9% thành phần nguyên chất, 0,1% vi khuẩn hoặc ít hơn.

Hóa Mỹ Phẩm Dược Mỹ Phẩm
Dược Mỹ Phẩm Mang Chức Năng Điều Trị Và Phục Hồi

4. Phân Tích Ưu Nhược Điểm Của Hóa Mỹ Phẩm

4.1. Ưu điểm

Các sản phẩm hóa mỹ phẩm đa dạng về các dòng sản phẩm mang đến rất nhiều hiệu quả khác nhau cho người dùng, từ việc thay đổi diện mạo, làn da, mùi hương cơ thể đến việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ, mái tóc sạch gàu, hàm răng trắng sáng,… giúp chăm sóc vẻ ngoài cơ thể một cách toàn diện.

Ưu điểm khá vượt trội của chúng là khả năng phát huy hiệu quả tức thì, làm mềm, mịn, mượt và làm sạch một cách nhanh chóng, việc loại bỏ bụi bẩn trên làn da sẽ tạo điều kiện cho các tinh chất thẩm thấu và hoạt động tốt hơn.

Hóa Mỹ Phẩm Ưu Điểm
Hóa Mỹ Phẩm Giúp Làm Mềm Và Mịn Da

4.2. Nhược điểm

Hóa mỹ phẩm vốn dĩ tạo ra từ các hóa chất tổng hợp nên nó sẽ gây ra một số tác dụng phụ cho người sử dụng nếu không biết sử dụng đúng cách và mua phải hàng kém chất lượng.

Trước hết, nó có thể làm mỏng da nếu sử dụng quá nhiều và mỹ phẩm chứa thành phần hóa chất kém chất lượng. Khi làn da bị bào mòn, sẽ có các biểu hiện như bong tróc, đóng vảy, da khô, bị viêm loét da, nặng có thể dẫn đến hoại tử, chảy máu trên da, rụng tóc, hói đầu,….

Các hóa chất còn có khả năng gây kích ứng da tùy theo cơ địa dị ứng của từng người. Đối với trường hợp bị kích ứng da do dị ứng với hóa mỹ phẩm, thường sẽ bị nổi ban đỏ kèm phù nề, mẩn ngứa, nóng rát,… Nếu dị ứng nặng còn có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Khi bị những tình trạng này, cần tìm đến bác sĩ để khám và tìm hướng điều trị phù hợp, kịp thời.

5. Có Nên Sử Dụng Hóa Mỹ Phẩm?

Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da là nhu cầu cần thiết đối với chị em phụ nữ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cũng cần có sự tìm hiểu kĩ các thành phần có trong sản phẩm. Hiểu được những thành phần có trong sản phẩm không chỉ để biết được sản phẩm đó có phù hợp với da bạn hay không mà còn biết được thành phần nào dễ gây kích ứng cho da của bạn.

Suy cho cùng, các sản phẩm hóa mỹ phẩm chỉ có tác dụng chăm sóc và làm sạch trên bề mặt da. Không có tác dụng chữa trị như dược mỹ phẩm. Vì thế, chúng ta cũng không nên quá lạm dụng, tránh tình trạng gây ra tác dụng phụ cho người tiêu dùng.

Hóa Mỹ Phẩm Nên Hay Không
Tránh Lạm Dụng Hóa Mỹ Phẩm Cho Da

Với một số thông tin kể trên, hy vọng bạn đọc sẽ có thêm những thông tin về hóa mỹ phẩm là gì, những ưu nhược điểm của các sản phẩm hóa mỹ phẩm được sử dụng phổ biến trên thị thị trường hiện nay. Từ đó áp dụng những công dụng này vào nhu cầu cá nhân của mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!