Iot là gì? Iot là nguyên tố vi lượng vô cùng cần thiết cho dinh dưỡng của loài người. Thực tế, tại những vùng đất xa biển hoặc thiếu thức ăn trên thế giới, tình trạng thiếu iot có thể xảy ra và gây nên bệnh bướu cổ hay thiểu năng trí tuệ. Vậy iot là gì? Tầm quan trọng của nó đối với sức khoẻ con người ra sao? Cùng tìm hiểu tính chất và những ứng dụng phổ biến nhất của iot trong bài viết này.
1. Khoáng Chất Iot Là Gì? Vai Trò Của Iot Trong Cơ Thể
Iot là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được chúng, do đó cần phải bổ sung iot từ nguồn thức ăn bên ngoài. Trong tự nhiên, iot thường có trong tảo biển, rau chân vịt và một số loại hải sản,… Tuy nhiên, nguồn cung cấp chính và chủ yếu cho con người là thông qua muối iot.
Iot là một vi chất tự nhiên, là nguyên liệu tham gia vào quá trình tổng hợp thyroxin – một hormone tuyến giáp. Hormone thyroxin cần thiết cho sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em và giúp điều hòa chuyển hóa năng lượng. Khi thiếu Iot, việc sản xuất thyroxin bị giảm sút, tuyến giáp phải hoạt động bù dưới sự kích thích của hormone tuyến yên nên phì to dần. Tuy nhiên, nếu thiếu Iot quá trầm trọng, có thể gây thiểu năng tuyến giáp.
Vai trò của Iot là gì trong cơ thể? Iot rất quan trọng đối với sự phát triển cơ thể con người. Iot là vi chất quan trọng để tuyến giáp tổng hợp các hormon điều chỉnh quá trình phát triển của hệ thần kinh trung ương, phát triển hệ sinh dục và các bộ phận trong cơ thể như tim mạch, tiêu hóa, da – lông – tóc – móng, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động.

2. Trạng Thái Tự Nhiên Và Tính Chất Vật Lý Của Iot
2.1. Trạng thái tự nhiên
Trong tự nhiên, iot là gì? So với các halogen khác, iot có rất ít trong vỏ trái đất.
- Nước biển: Trong tự nhiên, iot được tìm thấy ở dạng hợp chất, chủ yếu là các muối natri và kali của chúng và có trong nước biển.
- Rong biển: Một số hợp chất của iot còn gặp trong vài loài rong biển.
- Tuyến giáp: Iot còn xuất hiện trong tuyến giáp của con người, hàm lượng này tuy nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Nếu thiếu iot này, con người sẽ bị bệnh bướu cổ.
- Iot có tới 37 đồng vị, tuy nhiên chỉ có 127I là bền vững.

2.2. Tính chất vật lý
Màu sắc: Iot là chất rắn có màu xám sáng, vẻ sáng đặc trưng giống kim loại.
Hiện tượng thăng hoa:
- Khi được đun nóng, iot không nóng chảy mà chuyển thành thể hơi màu tím.
- Khi được làm lạnh, hơi iot lại chuyển thành dạng tinh thể, không qua trạng thái lỏng.
Khả năng hòa tan:
- Iot ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như xăng, benzen, rượu…. Dung dịch của iot trong nước được gọi là nước iot.
2.3. Tính chất hóa học
Tính chất hoá học của iot là gì?
- Tác dụng với kim loại
Iot oxi hóa được nhiều kim loại nhưng chỉ xảy ra với điều kiện có chất xúc tác hoặc được đun nóng.
2Al + 3I2 → 2AlI3
- Tác dụng với hidro
Iot hầu như không tác dụng với nước. Iod có thể oxi hoá H2 ở nhiệt độ cao khi có chất xúc tác. Phản ứng này tạo ra khí Hiđro iotua không bền theo một phản ứng thuận nghịch:
H2 + I2 ⇔ 2HI
Hidro Iotua dễ tan trong nước tạo thành dung dịch axit Iothidric, đó là 1 axit rất mạnh, mạnh hơn cả axit clohidric, bromhidric: HF < HCl < HBr < HI
- Oxi hóa kém clo và brom
Oxi hóa kém clo và brom là một trong những tính chất hóa học đặc trưng của iot.
Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2
Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2
- Tính khử của axit HI
HI là một axit có tính khử mạnh. Nó có thể khử được axit H2SO4 đặc.
8HI + H2SO4 → 4I2 + H2S + 4H2O
2HI + 2FeCl3 → FeCl2 + I2 + 2HCl
3. Chức Năng Của Iot Đối Với Sức Khoẻ Con Người Ở Từng Độ Tuổi Nhất Định
3.1. Đối với người lớn
Chức năng của iot là gì đối với sức khoẻ? Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, I-ốt giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể. Thiếu I-ốt dẫn đến tình trạng thân nhiệt giảm, cảm thấy người lạnh trong khi nhiệt độ ngoài trời vẫn cao. I-ốt hỗ trợ chuyển hóa chất dinh dưỡng, năng lượng, điều phối oxy cho các tế bào, giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuyến giáp không được bổ sung đầy đủ I-ốt sẽ phình to lên, phần cổ người bệnh trương to, gọi là bướu cổ. Ngoài ra, I-ốt còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

3.2. Đối với phụ nữ mang thai
Tác dụng của Iot là gì đối với phụ nữ mang thai?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, I-ốt ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, nhất là trong giai đoạn thai từ 3 đến 5 tháng tuổi. Phụ nữ mang thai cần khoảng 200 mcg I-ốt/ngày.
Thiếu hụt I-ốt gây chậm phát triển não của thai nhi, trẻ sinh ra có thể bị đần độn, thiểu năng trí tuệ. Mẹ bầu dễ bị sảy thai, sinh non, tiền sản giật, chảy máu nhiều khi sinh, thai chết non…do khả năng tuyến giáp suy yếu khi không bổ sung đầy đủ I-ốt.

3.3. Đối với trẻ em
Trẻ đang trong thời kỳ phát triển não bộ nếu thiếu I-ốt dễ dẫn đến trí tuệ kém phát triển. Thiếu I-ốt kéo dài làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến não bộ của trẻ và không khắc phục được.
I-ốt còn ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển xương, giới tính của trẻ. Trẻ thiếu I-ốt khiến cơ thể kém phát triển cả về thể trạng và sinh lý khi trong giai đoạn dậy thì.
4. Những Loại Thực Phẩm Chứa Nhiều Iot Là Gì?
Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, các thực phẩm chứa nhiều I-ốt nên được sử dụng là các loại hải sản, cá biển, rong và tảo bẹ, trứng, ngũ cốc…
Muối I-ốt được khuyến khích sử dụng để bổ sung I-ốt vào bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, dùng muối I-ốt quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe.
Với trẻ em, nguồn cung cấp I-ốt tốt nhất cho bé là từ sữa mẹ và sữa công thức. Sữa công thức cung cấp lượng I-ốt cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của trẻ. Nhất là trong giai đoạn cơ thể trẻ cần I-ốt nhất.

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản về Iot là gì, tính chất hóa học, vật lý và công dụng của nguyên tố này đối với sức khoẻ. Hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc đã có thêm lượng kiến thức đầy đủ về Iot, từ đó bổ sung vào khẩu phần ăn để tăng dưỡng chất cho sức khoẻ của mình và gia đình.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN