Sodium Bisulfite là gì? Sodium Bisulfite là một trong những loại hóa chất được sử dụng khá phổ biển hiện nay trong công nghệ tẩy trắng. Với những đặc tính và công dụng nổi bật, có khá nhiều người biết đến Sodium Bisulfite. Vậy Sodium Bisulfite là gì? Tính chất và ứng dụng của nó ra sao? Những lưu ý khi sử dụng Sodium Bisulfite là gì? Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc làm rõ các câu hỏi trên.
1. Sodium Bisulfite Là Gì?
Sodium Bisulfite có công thức hoá học là NaHSO3. Hợp chất còn có nhiều tên gọi khác như Natri Bisulfit hoặc Sodium Bisulfite. Đây là hợp chất tồn tại ở dạng tinh thể rắn, mang màu trắng, tan được trong nước và không cháy được.
Muối NaHSO3 có thể gây kích ứng mắt và da, gây thiệt hại cho giác mạc, dẫn đến mù lòa. Nếu hít phải có thể gây kích ứng cho hệ hô hấp với các triệu chứng như ho, thở khò khè, thở ngắn. Khi nuốt phải sẽ gây nên các triệu chứng như buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy, đau bụng, xuất huyết dạ dày.

2. Những Đặc Điểm Tính Chất Của Sodium Bisulfite Là Gì?
2.1. Tính chất vật lý
Tính chất vật lý của Sodium Bisulfite là gì?
- Tồn tại ở dạng tinh thể màu trắng, không cháy và có mùi khó chịu.
- Khối lượng mol: 104.061 g/mol.
- Khối lượng riêng: 1.48 g/cm³.
- Điểm nóng chảy: 150°C (423K; 302°F).
- Điểm sôi: 15°C (599°F; 588K).
- Độ hòa tan trong nước: 42 g/100ml.

2.2 Tính chất hóa học
Tính chất hoá học của Sodium Bisulfite là gì?
- NaHSO3 tác dụng với kim loại
Zn + 2NaHSO3 ⟶ Zn(OH)2 + Na2S2O4
- Natri Bisunfit có thể bị phân hủy để tạo thành nước cùng khí lưu huỳnh dioxit và muối của natri
2NaHSO3 ⟶ H2O + Na2S2O5
4NaHSO3 ⟶ 2H2O + O2 + 2Na2S2O4
2NaHSO3 → H2O + Na2SO3 + SO2
- Sodium bisulfite tác dụng với bazo
NaOH + NaHSO3 ⟶ H2O + Na2SO3
Ba(OH)2 + 2NaHSO3 → 2H2O + Na2SO3 + BaSO3
- Phản ứng với Phenol
C6H5OH + NaHSO3 → C6H5ONa + H2O + SO2
- Natri Bisunfit tác dụng với axit sẽ sinh ra khí SO2 có mùi hắc và làm sủi bọt khí
HCl + NaHSO3 ⟶ H2O + NaCl + SO2
H2SO4 + NaHSO3 → H2O + SO2 + NaHSO4
- NaHSO3 cho vào dung dịch NaClO loãng (thuốc tẩy Clo) để làm giảm thiếu hơi độc
NaClO + NaHSO3 → NaCl + NaHSO4
- Tác dụng với một số chất khác
MnO2 + 2NaHSO3 ⟶ H2O + MnO + Na2S2O6
Cl2 + H2O + NaHSO3 ⟶ 2HCl + NaHSO4
3. Phương Pháp Điều Chế Sodium Bisulfite
- Sục khí lưu huỳnh dioxide dư vào dung dịch natri hydroxide:
SO2 + NaOH → NaHSO3
- Sục lưu huỳnh dioxide vào dung dịch natri carbonat:
2SO2 + Na2CO3 + H2O → 2NaHSO3 + CO2
- Phương pháp khác:
H2O + O2 + Na2S2O4 ⟶ NaHSO3 + NaHSO4.

4. Công Dụng Của Sodium Bisulfite Trong Các Ngành Công Nghiệp Là Gì?
Sodium Bisulfite trong công nghiệp thực phẩm
- Sodium bisulfite là một chất phụ gia thực phẩm có mã số E222.
- Sodium bisulfite trong quá trình đóng hộp được dùng để ngăn ngừa oxi hóa kiến trái cây, đồ hộp bị hóa nâu và để tiêu diệt vi khuẩn.

Natri Bisulfit trong khử
- Sodium bisulfite được ứng dụng trong quá trình tinh chế bởi vì nó có thể khử những chất oxi hoá màu mạnh, các anken liên hợp và các hợp chất cacbonyl.
- Sodium bisulfite là chất khử thường gặp trong hoá công nghiệp như nhuộm, giấy, thuộc da, tổng hợp hóa học.
Natri Bisulfit trong công nghiệp tẩy trắng
Ứng dụng của sodium bisulfite là gì trong tẩy trắng?
- Sodium bisulfite được sử dụng như chất tẩy trắng vải bông và các chất hữu cơ, giấy.
- Dùng trong công nghiệp xử lý nước thải chứa clo và crom. Trong công trình hoá sinh, Sodium Bisulfite giúp duy trì điều kiện thiếu không khí trong lò phản ứng.

5. Những lưu ý khi sử dụng Natri Bisunfit
5.1. Sự độc hại của NaHSO3
Sự độc hại của Sodium Bisulfite là gì? Natri Bisunfit gây kích ứng cho mắt và da. Khi hít phải có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp với một số triệu chứng như ho, thở khò khè hay thở ngắn. Nếu nuốt phải gây nên các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, thậm chí có hiện tượng xuất huyết dạ dày.
Tiếp xúc với NaHSO3 nhiều có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh gây ra hen suyễn.
5.2. Lưu ý khi sử dụng
Cần hạn chế và ngăn ngừa sự tiếp xúc giữa NaHSO3 với chất tẩy clo, vì khi hai chất này tiếp xúc với nhau sẽ thoát ra rất nhiều khói độc. Tuyệt đối không được nuốt NaHSO3 hay hít phải nó trong thời gian dài. Nên trang bị các trang thiết bị bảo hộ chuyên dụng khi sử dụng. Tránh để Natri Bisunfit tiếp xúc với mắt và da
5.3. Phương pháp bảo quản
Những điều cần lưu ý khi bảo quản Sodium Bisulfite là gì?
- Để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hay các nguồn nhiệt.
- Tránh xa tầm tay trẻ em.
- Không được để gần các chất không tương thích như tác chất oxi hóa, kiềm.
- Chứa đựng trong các vận chứa chuyên dụng, đóng kín sau khi không sử dụng, tránh để tiếp xúc với không khí.
Với những chia sẻ trên, tất cả những câu hỏi mà mình đặt ra ở đầu bài chắc chắn sau khi tham khảo bài viết này thì bạn đã biết được và biết Sodium Bisulfite là gì rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với các bạn. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để cùng học hỏi thêm nhiều thông tin thú vị nhé!
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN