1. GIỚI THIỆU SODIUM HYDROGEN SULFITE TINH KHIẾT
Hóa chất Sodium Hydrogen Sulfite Tinh Khiết còn được biết đến với tên gọi khác là Natri Bisuflit. Công thức hóa học của nó được viết dưới dạng NAHSO3. Ngoại quan của hóa chất này một hợp chất tồn tại dưới dạng tinh thể rắn, có màu trắng, tan trong nước và đặc biệt là không cháy được… Đây là một hóa chất được dùng nhiều trong phòng thí nghiệm.
2. TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA SODIUM HYDROGEN SULFITE
- Tên sản phẩm: Hóa chất Sodium Hydrogen Sulfite
- Tên gọi khác: Natri Hydrosulfit, Natri Bisuflit
- Công thức hóa học: NaHSO3
- Khối lượng mol: 104,061g/mol
- Khối lượng riêng: 1.48g/cm khối
- Điểm nóng chảy: 150 độ C (423 K; 302 độ F)
- Nhận diện: Dạng rắn màu trắng
- Độ hòa tan trong nước: 42g/100ml
3. ỨNG DỤNG SODIUM HYDROGEN SULFITE TINH KHIẾT
- Sodium Hydrogen Sulfite được xem như chất tẩy trắng vải bông và các chất hữu cơ
Ngoài ra Sodium Hydrogen Sulfite như tác nhân khử trong các ngành công nghiệp như nhuộm, giấy, thuộc da, tổng hợp hóa học - Sodium Hydrogen Sulfite cho việc sản xuất các chất trung gian của Analgin và Aminopyrine
- NaHSO3 như chất tẩy trắng, chất bảo quản, chất chống oxy hóa cho các sản phẩm tiêu dùng
- NaHSO3 cho việc xử lý nước thải có chứa crom và như các phụ gia cho mạ điện
4. ĐIỀU CHẾ SODIUM HYDROGEN SULFITE TINH KHIẾT
Natri Bisulfit có thể được điều chế bằng cách sục khí lưu huỳnh điôxít dư vào dung dịch natri hiđrôxit như sau:
SO2 + NaOH → NaHSO3
Một phương pháp khác để điều chế Natri bisulfit đó là sục lưu huỳnh điôxít vào dung dịch natri cacbonat:
2 SO2 + Na2CO3 + H2O → 2 NaHSO3 + CO2
Ngoài ra, NaHSO3 có thể được điều chế bằng phương trình dưới đây:
H2O + O2 + Na2S2O4 ⟶ NaHSO3 + NaHSO4.
5. MỘT SỐ LƯU Ý TRONG SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN SODIUM BISULFITE
- Khi dùng Sodium Hydrogen Sulfite trong thực phẩm cần tuân thủ nghiêm ngặt hàm lượng hóa chất cho phép theo qui định của cơ quan chức năng, nếu dùng vượt mức có thể dẫn đến ngộ độc nguy hiểm.
- Tuy Sodium Hydrogen Sulfite không tự cháy nhưng nếu tiếp xúc với nguồn nhiệt sẽ diễn ra phản ứng cháy sinh ra khí SO2 độc hại.
- Đây là một loại hóa chất nguy hiểm, có khả năng gây kích ứng cho da và mắt. Do đó cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ khi tiếp xúc với chúng.
- Bảo quản NaHSO3 nơi khô ráo, thoáng mát và thông gió. Tránh xa nguồn nhiệt hay ánh nắng trực tiếp.
- Tuyệt đối không bảo quản Sodium Hydrogen Sulfite chung với chất oxy hóa hay axit, kiềm
- Đồng thời không để hóa chất NaHSO3 quá lâu để tránh làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN