SODIUM SULFITE LÀ GÌ ? NHỮNG THÔNG TIN BỔ ÍCH VỀ SODIUM SULFITE

99

Sodium Sulfite là gì, tính chất của nó ra sao ? Là những câu hỏi được người tiêu dùng khá quan tâm trong thời gian gần đây. Do đây là một hợp chất không quá phổ biến so với các chất khác nên ít có thông tin chuẩn về chúng. Tuy nhiên đây cũng là hợp chất có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau.

Vậy Sodium Sulfite là gì, tính chất và quy trình sản xuất hợp chất này ra sao ? Khi sử dụng cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn ? Hãy cùng Blog Hóa Chất tìm hiểu thông qua nội dung bài viết dưới đây các bạn nhé !

1. SODIUM SULFITE LÀ GÌ ?

Sodium Sulfite có nguồn gốc từ muối của kim loại Natri và Acid Sunfurơ, công thức được viết dưới dạng Na2SO3. Ngoài tên chính là Sodium Sulfite thì nó còn biết đến bằng những tên gọi khác như Natri Sulfit, và Sodium Sulphite

Sodium Sulfite được biết đến là sản phẩm trong quá trình xử lý lưu huỳnh trong khí thải.

Bên cạnh đó Na2SO3 còn có nhiều ứng dụng khác như làm chất bảo quản, tham gia sản xuất giấy, dệt nhuộm, tẩy trắng; trong quy trình xử lý nước…

Sodium Sulfite Là Gì
Sodium Sulfite Là Gì

2. TÍNH CHẤT NỔI BẬT CỦA SODIUM SULFITE LÀ GÌ

2.1 Tính chất vật lý

  • Ngoại quan Sodium Sulfite là chất rắn màu trắng, không mùi. Tồn tại ở dạng khan và dạng ngậm nước
  • Khối lượng phân tử: 126.043 g/mol.
  • Khối lượng riêng: 2,633 g/cm3 (dạng khan), 1,561 g/cm3 (dạng ngậm nước).
  • Nhiệt độ nóng chảy: 33.4 độ C (dạng ngậm nước), 500 độ C (dạng khan).
  • Sodium Sulfite rất dễ tan trong nước với độ hòa tan là 678 g/l (đối với dạng ngậm 7 nước, ở 18 độ C).
Sodium Sulfite Là Gì
Tính Chất Vật Lý Của Sodium Sulfite

2.2 Tính chất hóa học

Sodium Sulfite là hợp chất dễ bị phân hủy ngay cả với các axit yếu, tạo muối mới và giải phóng khí SO2
Na2SO3 + 2 HCl → 2 NaCl + H2O + SO2

Khi dung dịch muối Sodium Sulfite để lâu trong không khí dễ bị oxy hóa để tạo ra muối Sodium Sulfate:
Na2SO3 + O2 → Na2SO4

Sodium Sulfite khi tác dụng với dung dịch muối Bari Clorua sẽ tạo kết tủa trắng:
BaCl2 + Na2SO3 → 2NaCl + BaSO3↓

Sodium Sulfite Là Gì
Tính Chất Hóa Học Của Sodium Sulfite

3. ỨNG DỤNG CỦA SODIUM SULFITE LÀ GÌ

  • Sodium Sulfite có rất nhiều ứng dụng khác nhau trong đa lĩnh vực cụ thể như sau:
  • Trong ngành nhiếp ảnh Sodium Sulfite có vai trò giúp bảo vệ các dung dịch tráng phim khỏi bị oxy hóa.
  • Trong công nghiệp xử lý nước, hóa chất Na2SO4 làm chất khử để xử lý các chất thải có oxi.
  • Ngoài ra Sodium Sulfite còn đóng vai trò quan trọng trong các ngành công nghiệp giấy và bột giấy.
Sodium Sulfite Là Gì
Ứng Dụng Của Sodium Sulfite Trong Sản Xuất Giấy

4. SẢN XUẤT SODIUM SULFITE

Người ta thường áp dụng 2 cách sau trong phòng thí nghiệm

  • Cách 1: khử Natri Carbonate với Acid Sulfurơ
    Na2CO3 + H2SO3 → Na2SO3 + CO2 + H2O
  • Cách 2: Sục khí lưu huỳnh đioxit vào dung dịch NaOH thêm vào một vài giọt Acid Clohydric đậm đặc nếu dung dịch NaOH xuất hiện các bọt khí lưu huỳnh đioxit với HCl thì khi đó dung dịch NaOH đã được chuyển thành Na2SO3.

5. LƯU Ý SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN SODIUM SULFITE

Để sử dụng Sodium Sulfite sao cho an toàn, đồng thời bảo quản tốt hóa chất, chúng ta cần lưu ý:

  • Cần giữ hóa chất trong bao bì kín, đặt ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt hay ánh nắng trực tiếp. Tuyệt đối không để Sodium Sulfite nơi có nước và độ ẩm cao vì hóa chất này dễ xảy ra phản ứng.
  • Sau mỗi lần sừ dụng nên buộc chặt bao, hoặc đậy nắp thùng chứa cẩn thận. Đồng thời phải để xa tầm tay trẻ em và phụ nữ đang mang thai.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với Sodium Sulfite, khi thao tác cần được trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ như kính mắt, găng tay, khẩu trang, quần áo bảo hộ… để đảm bảo an toàn.
Sodium Sulfite Là Gì
Lưu Ý Khi Sử Dụng Và Bảo Quản Sodium Sulfite

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN