Hương Liệu Thực Phẩm Nhập Khẩu đang là nỗi lo lắng cho nhiều công ty ở Việt Nam hiện nay. Bởi vì nhiều vụ sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm giả, chất tạo màu, mùi hương, điều vị… không nằm trong danh mục cho phép. Vì thế, trên thị trường hiện nay còn trôi nổi những hương liệu thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng. Điều này dẫn đến những rủi ro khôn lường và gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe. Những chất cấm không nằm trong doanh mục quản lý và tại những điều kiện sản xuất lén lút không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, xin mời các bạn tiếp tục theo dõi bài viết sau để cùng tìm hiểu kỹ thông tin này nhé.
1. Thủ Tục Hương Liệu Thực Phẩm Nhập Khẩu
Hương liệu thực phẩm được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm cũng như trong đời sống hàng ngày. Chúng mang đến tác dụng không chỉ tạo hương vị thơm ngon, màu sắc bắt mắt, hấp dẫn hơn. Bởi vì có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng nên nhà nước rất chặt chẽ về thủ tục cũng như các chính sách nhập khẩu và lưu thông mặt hàng này trên thị trường.

1.1. Quy định pháp luật
Quy định về hương liệu thực phẩm nhập khẩu, căn cứ pháp lý khoản 1 điều 38, điểm b khoản 1 Điều 40 Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12, Nghị định 15/2018/NĐ-CP. Các loại phụ gia, hương liệu trong công nghiệp thực phẩm cần được công bố hợp quy trước khi nhập khẩu và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với từng lô hàng. Bởi vì cần được quản lý chặt chẽ đối với các sản phẩm có tiếp xúc và liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người.
1.2. Mã HS và thuế suất
Mã HS của hương liệu thực phẩm nhập khẩu thuộc chương 33: Tinh dầu và các chất tựa nhựa; nước hoa, mỹ phẩm hoặc các chế phẩm dùng cho vệ sinh. Chúng có mã 330210 – Loại dùng trong công nghiệp thực phẩm hoặc đồ uống; và 33021090 – Loại khác
Thuế nhập khẩu mặt hàng có mã HS 33021090 vào Việt Nam bao gồm các loại thuế:
- Thuế VAT 10%
- Thuế NK thông thường 12%
- Thuế nhập khẩu ưu đãi
(Ngoài ra, có thể tham khảo tại Danh mục thông tử 05/2018/TT-BYT ngày 5/4/2018 để kiểm tra mã HS từng loại phụ gia/ hương liệu và thuế suất tương ứng)

1.3. Lưu ý
Phụ gia thực phẩm nhập khẩu bắt buộc phải thuộc Danh mục phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm được phép sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định được phép sử dụng trong thực phẩm.
Tuy nhiên, vãn có trường hợp ngoại lệ, đối với hương liệu thực phẩm không thuộc danh mục cho phép, vẫn được phép nhập khẩu theo quy định của Nhà nước. Các thủ tục công bố hợp quy phụ gia thực phẩm trước khi nhập khẩu.
Thủ tục nhập khẩu: Trước khi nhập khẩu, việc đầu tiên cần làm là Công bố hợp quy.
2. Hồ Sơ Cần Chuẩn Bị
- Giấy đăng ký kiểm tra thực phẩm (tham khảo tại biểu mẫu 4, phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018)
- Bản công bố hợp quy.
- Packing list – B/L – Invoice
- Giấy đăng ký kinh doanh
- Nhãn sản phẩm
- Ngoài ra cần chuẩn vị thêm: Hợp đồng nhập khẩu, Phiếu phân tích, Chứng nhận sức khỏe…
- Kế hoạch giám sát định kỳ (bản xác nhận của bên thứ nhất).
- Mẫu nhãn sản phẩm
- Nội dung nhãn phụ sản phẩm.
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương. Trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (nếu có).
Sau khi nộp hồ sơ về Cục ATVSTP, nếu chưa hợp lệ thì sau 7 ngày sẽ có công văn yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và hoàn thiện sản hồ sơ theo yêu cầu. Nếu hồ sơ hợp lệ sẽ lập phiếu thẩm xét theo quy định trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sau đó xuất trình giấy xác nhận đã đăng ký kiểm tra chất lượng cho cơ quan hải quan là có thể nhập khẩu hàng hóa.
Đối với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc và sản phẩm không nằm trong Danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y Tế quy định (Thông tư 27/2012/TT-BYT) bắt buộc phải bổ sung thêm Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc Giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) tại nước xuất xứ theo quy định của Bộ Y Tế.

3. Kết Luận Hương Liệu Thực Phẩm Nhập Khẩu
Vì thế, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ về các thủ tục nhập khẩu, thủ tục lưu hành sản phẩm hợp pháp tại Việt Nam. Đặc biệt đối với các chất phụ gia, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Nắm rõ quy trình và thủ tục sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công việc nhập khẩu của doanh nghiệp thật suôn sẻ. Cảm ơn các bạn đã dành thời gian xem qua bài viết, hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về thủ tục nhập khẩu hương liệu thực phẩm.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN