Home Hóa Chất Công Nông Nghiệp Parafin Và Những Thông Tin Kiến Thức Thú Vị Về Nó

Parafin Và Những Thông Tin Kiến Thức Thú Vị Về Nó

93

Parafin là một nguyên liệu không thể thiếu trong làm đẹp có tác dụng giúp trẻ hóa làn da. Ngoài ra, Parafin cũng là thành phần quen thuộc để sản xuất dầu gió, các chế phẩm dược, các sản phẩm chăm sóc da khác. Tùy vào từng mục đích sử dụng của mỗi lĩnh vực, dầu parafin sẽ mang đến những tác dụng riêng biệt. Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về khái niệm Parafin là gì cũng như cơ chế và ứng dụng của loại dầu này trong thực tế ra sao, mình sẽ tổng hợp những thông tin chi tiết nhất trong bài viết sau đây.

1. Parafin Là Gì?

Parafin là tên gọi chung chỉ nhóm Hydrocacbon dạng ankan với phân tử lượng lớn, được chiết xuất từ dầu nên cũng hay được gọi là dầu parafin. Chúng có phân tử lượng lớn và cùng chung một công thức tổng quát: CnH2n+2 với n>20. Carl Reichenbach chính là người đã phát hiện ra nó vào những năm giữa thế kỷ XIX.

Hợp chất được biết đến như một loại nhiên liệu. Thông thường, nó được gọi là sáp parafin với nhiều ứng dụng và mục đích sử dụng khác nhau. Cái tên Parafin thường là để chỉ những ankan có mạch thẳng hay ankan mang những đặc điểm thông thường. Còn với những ankan mạch nhánh sẽ được gọi là isoparafin.

Trong lĩnh vực thẩm mỹ, nó được biết đến như một loại mặt nạ nóng có tác dụng phục hồi, trẻ hóa, làm mềm vùng da tay, chân. Ngoài tác dụng phục hồi và làm đẹp, nó còn có khả năng thấm sâu vào từng lớp cơ trong da, mang lại sự cảm giác thư giãn tuyệt vời cho toàn cơ thể. Ngoài ra, trong vật lý trị liệu còn được coi là một trong những phương pháp dùng nhiệt nóng để trị liệu.

Parafin Là Gì
Parafin Giúp Trẻ Hóa, Làm Mềm Da

2. Tính Chất Lý – Hóa Của Parafin

Dưới đây là những đặc điểm tính chất lý – hóa:
  • Tồn tại ở dạng chất rắn, sáp màu trắng.
  • Không mùi, không vị, điểm nóng chảy dao động trong khoảng từ 47 – 65°C.
  • Hòa tan trong Ether, Chloroform, Benzen, xăng,…
  • Không hòa tan trong nước và Ethanol.
  • Không thay đổi dưới tác động của rất nhiều loại thuốc thử hóa học thường dùng nhưng nó lại rất dễ cháy.
Parafin Tính Chất
Parafin Tồn Tại Ở Chất Rắn, Sáp Màu Trắng

3. Cơ Chế Và Ứng Dụng Của Parafin

3.1. Cơ chế hoạt động

Trong làm đẹp, Parafin là một thành phần thường thấy trong kem dưỡng da và lotion. Nó được sử dụng như một hoạt chất làm giãn nở lỗ chân lông để hỗ trợ các dưỡng chất thấm sâu vào da, có tác dụng hút độ ẩm từ bên ngoài vào các tế bào da, giúp da được dưỡng ẩm tối ưu và mềm mại hơn.

Parafin tạo lớp màng khóa ẩm trên da, giúp dưỡng ẩm, tuy nhiên công dụng này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ngoài ra nó còn có tác dụng bôi trơn nhờ vào tính nhớt đặc trưng trong các loại dầu khoáng nên cũng được dùng trong các loại thuốc mỡ, dầu xả, kem ủ tóc.

3.2. Ứng dụng

Bên cạnh ứng dụng trong lĩnh vực làm đẹp, Parafin còn có nhiều ứng dụng trong các ngành nghề lĩnh vực khác.

  • Mỹ phẩm: Các loại protein và vitamin có trong parafin dạng lỏng có tác dụng cung cấp độ ẩm giúp làn da trở nên săn chắc, mịn màng và trắng sáng hơn, điều trị tình trạng da khoẻ, bệnh vảy cá hoặc tăng sừng hóa ở trên da. Là thành phần của son môi, kem chống nắng, kem dưỡng da, mỹ phẩm trang điểm,…
  • Y tế: Được ứng dụng trong quá trình điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng cho các bệnh thoái hóa khớp, cột sống, đau vai gáy do thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đau dây thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, viêm quanh khớp vai,…
  • Công nghiệp: Trong ngành thực phẩm, parafin được dùng để điều chế các chất phụ gia tạo bóng cho gạo. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để sản xuất giấy, vải sáp, màng bọc thực phẩm, gắn xi cho chai lọ, ván trượt,… và để phát hiện thuốc súng đối với ngành pháp y.
Parafin Ứng Dụng
Ứng Dụng Trong Mỹ Phẩm

4. Sử Dụng Parafin Có An Toàn Cho Da?

Mặc dù là một thành phần được WHO và các chuyên gia cho phép dùng trong mỹ phẩm, nhưng nếu sử dụng với tần suất quá nhiều hay nồng độ quá cao có thể gây ra một số tác dụng phụ như: ngứa, nổi ban, mẩn đỏ, nóng da, đau hay thậm chí là viêm da.

Sử dụng Parafin đến một liều lượng nhất định có thể làm giảm khả năng hấp thu oxy của tế bào, có thể gây ra kích ứng và lão hóa sớm ở nhiều người.

Tốt nhất là chỉ nên sử dụng vừa phải và hỏi ý kiến bác sĩ da liễu uy tín trước khi sử dụng.

Parafin Lưu Ý
Thận Trọng Khi Sử Dụng Cho Da

Bài viết trên là một số thông tin tổng hợp về khái niệm Parafin là gì, đặc điểm tính chất và ứng dụng của hợp chất này. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có thêm kiến thức từ đó biết cách sử dụng loại hóa chất này một cách phù hợp nhất.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN