TOLUEN LÀ HÓA CHẤT NHƯ THẾ NÀO?

42

1. Toluen Là Gì?

Toluen có công thức hóa học được viết dưới dạng C7H8, là một hợp chất hyđrocacbon thơm. Ngoại quan là một chất lỏng trong suốt, có mùi thơm nhẹ, không tan trong cồn, ether, acetone và hầu hết các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước.

Toluen còn có các tên gọi khác nhau đó là metylbenzen hay phenylmetan, Toluol, … Hóa chất này chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, mực in, chất hóa học,…

2. Tính Chất Của Toluen

2.1. Tính chất vật lý

  • Ngoại quan: Dạng lỏng, trong suốt, mùi thơm nhẹ và không vị.
  • Toluene dễ bay hơi, dễ cháy và dễ bắt lửa.
  • Đặc biệt Toluene không tan trong cồn, ether, acetone và các dung môi hữu cơ khác, tan ít trong nước.
  • Khối lượng phân tử 92.14 g/mol.
  • Tỷ trọng là 0.8669 g/cm khối
  • Độ hoà tan trong nước của Toluen là 0,053 g/100 mL (20-25 độ C).
  • Nhiệt độ nóng chảy của Toluen là −93 độ C.
  • Nhiệt độ sôi của Toluen là 110.6 độ C.
  • Nhiệt độ tới hạn của Toluen là 320 độ C.
  • Độ nhớt của Toluen là 0,590 cP ở 20 độ C.

2.2. Tính chất hóa học

Toluen tác dụng với Brom khan sẽ tạo ra Brom Toluen và axit HBr.
Còn khi nó tác dụng với Halogen (clo) sẽ cho ra Diclometan và axit HCl trong điều kiện có tác nhân xúc tác của ánh sáng.
Phản ứng nitro hóa (HNO3) tạo ra tạo ra nitrotoluen và nước .
Phản ứng cộng với H2 với sản phẩm tạo thành là metylxiclohexan.
Khi tham gia vào phản ứng oxy hóa với nhóm metyl.

3. Ứng Dụng Của Toluen

Toluene được xem như là một dung môi tiêu biểu của các ngành công nghiệp khác nhau. Cụ thể như dung môi pha sơn, chất pha loãng….
Bên cạnh đó Toluen cũng được dùng để sản xuất nhựa tổng hợp, keo dán và các sản phẩm cùng loại,…
Toluen được dùng làm chất tối ưu một vài chỉ số của xăng dầu, và làm chất mang phụ gia cho nhiên liệu.
Đồng thời Toluen cũng được ứng dụng vào sản xuất mỹ phẩm, nhất là nước hoa.
Ngoài ra, Toluen được xem như chất tẩy rửa, dùng để sản xuất thuốc nhuộm và điều chế thuốc nổ TNT cũng như sản xuất mực in.

Toluen
Ứng Dụng Của Toluen

4. Điều Chế Toluen

Ngày nay, người ta thường sử dụng phương pháp chưng cất dầu mỏ hoặc than đá để tạo ra dung môi toluen trong sản xuất công nghiệp. Từ đó vừa tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên, vừa sản xuất với số lượng lớn vừa giảm thiểu chi phí sản xuất.

5. Toluen Có Độc Không? Những Lưu Ý Và Cách Phòng Ngừa Khi Sử Dụng

5.1. Lưu ý

Những nguy cơ có thể mắc phải khi tiếp xúc với dung môi Toluen:
– Ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương: Chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ. Người tiếp xúc nhiều với nồng độ toluene trong không khí tăng cao sẽ gây rối loạn chức năng thần kinh, mê man, trầm cảm.
– Hơi Toluene khiến cho cay mắt, kích ứng mắt và làm khô da.
– Trường hợp hít phải, có thể gây ho, nôn khan, khó chịu, nghiêm trọng hơn là phù phổi.
– Nếu vô tình uống phải sẽ gây nôn mửa, khó tiêu, tiêu chảy, suy hô hấp, thậm chí có thể ảnh hưởng tới tính mạng.
– Đã có nghiên cứu báo cáo hóa chất này tác động đến sự phát triển như giảm khả năng tập trung, dị tật nhỏ ở sọ mặt ở trẻ em và phụ nữ mang thai khi tiếp xúc với nồng độ cao toluen.
– Bên cạnh đó, nó cũng là một chất lỏng dễ cháy, có thể bay hơi và tạo thành chất gây nổ.

5.2. Biện pháp phòng ngừa

Phải nhớ trang bị bảo hộ khi tiếp xúc với hóa chất.

Khi xảy ra sự cố tiếp xúc thì phải rửa bằng nhiều nước sạch cho đến khi sự kích thích dịu đi.

Hóa chất Toluen công nghiệp phải được bảo quản trong kho có mái che. Tuyệt đối không để những nơi có nhiệt độ quá cao trên 50 độ C . Tránh những nơi dễ gây ra hỏa hoạn, cháy nổ.

Đồng thời phải để hóa chất Toluene tránh xa phụ nữ đang mang thai, và xa tầm tay của trẻ em.

Toluen
Lưu Ý Khi Sử Dụng Toluen

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN