Formaldehyde trong thực phẩm liệu có an toàn không? Formaldehyde là một loại chất hoá học thường được sử dụng trong công nghiệp sản xuất chất plastic tổng hợp để sử dụng trong gỗ, giấy và công nghiệp dệt. Dung dịch Formalin hàm lượng 37% formaldehyde được sử dụng làm chất tẩy rửa và bảo quản gia dụng.
Thỉnh thoảng, Formaldehyde được thêm vào thực phẩm một cách bất hợp pháp trong quá trình chế biến và bảo quản. Thông thường, nó được tìm thấy trong sản phẩm làm từ đậu nành, bún miến (được chế biến từ đậu xanh), các thực phẩm đã qua sơ chế như lòng bò, chân gà,…
Vậy, Formaldehyde trong thực phẩm có tác dụng gì? Vì sao nhiều người lại bất chấp nguy hiểm để đưa nó vào thức ăn như vậy? Trong bài viết này mình sẽ giải đáp tất cả các thắc mắc trên cho các bạn.
1. Thực Trạng Formaldehyde Trong Thực Phẩm Hiện Nay
Formaldehyde là chất độc hại cấm dùng trong thực phẩm. Thế nhưng kiểm tra tại TP.HCM có 45% mẫu bánh phở, tại Hà Nội có 20% mẫu bánh phở – mì chứa chất này. Không chỉ thế, formol còn hình thành khi nướng, xông khói thực phẩm. Đáng nói hơn, formol có thể được mua dễ dàng ở chợ như một loại hoá chất bình thường.
Năm 2003, người tiêu dùng sốc trước thông tin gần như 100% mẫu bánh phở được kiểm tra có chứa formol. Năm 2004, tỉ lệ này có chiều hướng giảm (khoảng 28%). Sau một thời gian lắng xuống, đến năm 2005 tỉ lệ mẫu bánh phở được kiểm tra vọt lên 45% có chứa formol!
Hóa chất này cũng xuất hiện trong môi trường tự nhiên. Nó có thể được tìm thấy trong thực phẩm có thể lên đến 300 – 400 mg/kg như trong các loại trái cây, rau (lê, táo, hành lá), thịt, cá (như cá “Bombay – duck”, cá tuyết), các loài thuộc bộ giáp xác và nấm khô, …
Đối với cá “Noodle fish” lại có nhiều khác biệt hơn. Trong khi không thấy sự hiện diện của dimethylamine nhưng lại phát hiện ra formaldehyde (170 – 570 mg/kg) trong vài mẫu cá “Noodle fish”. Điều này đã chỉ ra rằng, formaldehyde có thể được cho thêm vào như chất bảo quản sau khi đánh bắt, hoặc trong quá trình vận chuyển, tồn trữ.
2. Formaldehyde Trong Thực Phẩm Gây Ra Những Tác Hại Như Thế Nào?
WHO đưa ra những thí nghiệm trên động vật ở 3 mức: cấp tính, ngắn hạn và dài hạn.
- Ở mức cấp tính: Liều LD50 là 800mg cho chuột và 260mg cho heo guinea tính trên mỗi kg thể trọng. LD50 là liều lượng formol làm chết 50% động vật thí nghiệm.
- Ở mức ngắn hạn: Thử nghiệm kéo dài 4 tuần trên chuột Wistar (uống hàng ngày) cho thấy, ở liều 125mg/kg thể trọng, chuột có những biến đổi về mô bệnh học ở bao tử. Còn liều 25mg/kg không thấy dấu hiệu bệnh tật.
- Ở mức dài hạn: Thử nghiệm kéo dài 2 năm trên chuột Wistar (uống hàng ngày) cho thấy, ở liều 82mg/kg thể trọng chuột có những biến đổi về mô bệnh học ở bao tử, kém ăn,… Còn dưới 15mg/kg không thấy dấu hiệu bệnh.
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư của WHO đưa formol vào danh sách chất có khả năng gây ung thư cho người. Nhưng chỉ có bằng chứng đủ mạnh để nói formol có thể gây ung thư mũi thanh quản. Còn bệnh bạch cầu và nghề nghiệp thì chưa đủ chứng cớ. Nói cách khác formol chỉ có thể gây ung thư qua đường hô hấp.
3. Các Phương Pháp Ngăn Ngừa Và Kiểm Soát Formaldehyde Trong Thực Phẩm
Đây là một việc làm đơn giản nhưng phải cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người dân, người sản xuất và các cơ quan hữu trách. Một số biện pháp có thể được áp dụng để hạn chế sử dụng các độc chất trong thực phẩm có thể được đưa ra:
- Giáo dục, nâng cao trình độ hiểu biết trong nhân dân để ý thức được tính độc hại của các loại độc chất mà không dùng trong sinh hoạt, trong đời sống hàng ngày.
- Kiểm tra thường xuyên chất lượng sản phẩm ở các cơ sở sản xuất, có biện pháp mạnh mẽ đối với các cơ sở có sử dụng độc gia nghiêm cấm trong thực phẩm.
- Quản lý các loại hóa chất độc hại, nghiêm cấm sự buôn bán tràn lan.
- Hạn chế việc sử dụng các chất tạo màu nhân tạo trong thực phẩm vì có thể gây ung thư.
- Không sử dụng những thực phẩm bị nấm mốc vì là nguy cơ gây xơ gan, ung thư gan, ung thư phổi…
4. Khuyến Cáo Đối Với Người Tiêu Dùng
Để tránh mua phải thực phẩm không rõ nguồn gốc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, người tiêu dùng cần tuân thủ các nguyên tắc dưới đây:
- Nên là khách hàng quen thuộc (của một cửa hàng) và người bán hàng đáng tin cậy.
- Chỉ lựa chọn các loại cá tươi, tránh các mùi lạ và tránh mua các loại cá quá cứng (formaldehyde có thể làm thịt cá cứng hơn).
- Rửa sạch và nấu chín bởi vì formaldehyde tan trong nước và bị phân huỷ dưới nhiệt độ.
- Cân bằng chế độ ăn uống để tránh hấp thu quá nhiều một loại hóa chất từ một nhóm thức ăn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến Formaldehyde trong thực phẩm. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức cho mình về Formaldehyde trong thực phẩm, từ đó biết cách ngăn ngừa và kiểm soát nồng độ của nó trong thức ăn hằng ngày, giúp đảm bảo sức khoẻ cho mình và người thân.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN