TÌM HIỂU AMMONIAC TINH KHIẾT LÀ CHẤT NHƯ THẾ NÀO?

122

1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HÓA CHẤT AMMONIAC TINH KHIẾT

Dung Dịch Ammoniac Tinh Khiết là một hợp chất vô cơ, khi ở điều kiện tiêu chuẩn, nó có mùi khai, là một chất khí độc, tan nhiều trong nước.

Trong tự nhiên, khí Ammoniac được sinh ra từ sự phân hủy của hợp chất hữu cơ có nguồn gốc động vật hoặc thực vật. Tuy nhiên nó cũng xuất hiện một lượng vô cùng nhỏ trong bầu khí quyển.

2. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA AMMONIAC

  • Đặc điểm nhận dạng: Dung dịch không màu, bay mùi mạnh và có mùi khai
  • Khối lượng mol: 35,04 g/mol
  • Độ pH: tính kiềm mạnh, pH>12
  • Mật độ: 910 kg/m khối (25 % w/w) hoặc 880 kg/m khối (35 % w/w).
  • Điểm sôi: 37.7 độ C (25 % w/w)
  • Điểm tan chảy: -57.7 độ C (25 % w/w) hoặc −91.5 độ C (35% w/w)
  • Điểm đóng băng (độ C): -77,7 độ C (tinh thể màu trắng)

3. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA AMMONIAC

3.1 Hóa chất NH4OH có tính bazơ yếu

Amoni hydroxit là một dung dịch bazo yếu, phân hủy thành khí NH3 và nước.
Còn khi nó tác dụng được với dung dịch axit sẽ tạo thành muối amoni
Khi tác dụng với dung dịch muối của chúng có khả năng làm kết tủa nhiều hiđroxit kim loại

3.2 Có khả năng tạo phức

Dung dịch Ammoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Lưu ý: Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp giữa các phân tử NH3 bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

Ammoniac Tinh Khiết
Tính Chất Hóa Học Của Ammoniac Tinh Khiết

4. ĐIỀU CHẾ AMMONIAC TINH KHIẾT

Thông thường người ta sẽ điều chế Ammoniac theo 2 cách

4.1. Trong phòng thí nghiệm

– Để thu được amoniac, người ta thường cho muối amoni phản ứng với dung dịch kiềm:
2NH4Cl + Ca(OH)2 → NH3 + CaCl2 + H2O

4.2. Trong công nghiệp

  • Dung dịch NH4OH sẽ được tạo ra bằng phương pháp hòa tan khí amoniac vào nước.
  • Phần lớn NH3 (90%) sẽ được thu hồi và sản xuất đại trà theo phương thức Haber – Bosch với N2 từ Metan C2H4 và nước.
  • Do quá trình phản ứng diễn ra thuận nghịch, đồng thời tỏa nhiệt, do đó cần có điều kiện xúc tác dể chuyển dịch cân bằng về bên phải. Điều kiện diễn ra phản ứng là từ: 450 – 500 độ C, 200-300 atm với chất xúc tác là hỗn hợp Fe, Al2O3,… nhưng hiệu suất chỉ từ 20-25%.

5. ỨNG DỤNG CỦA AMMONIAC TINH KHIẾT

  • Trong thực tế Ammoniac Tinh Khiết dạng lỏng, chủ yếu được dùng làm phân bón. Vì trong tất cả các hợp chất Nito đều có nguồn gốc từ NH3, rất cần thiết cho sự hình thành và phát triển của cây trồng.
  • Ngoài ra hóa chất này cũng được dùng trong xử lý môi trường nhờ tác dụng loại bỏ các chất như Nox, Sox trong các khí thải khí đốt…
  • Riêng Ammoniac khan thì được dùng với mục đích thương mại, giúp giảm hoặc loại bỏ nhiễm khuẩn của thịt bò.

6. TÁC HẠI AMONIAC VÀ CÁCH XỬ LÝ

6.1. Tác hại của amoniac

Khí amoniac với nồng độ đậm đặc sẽ rất nguy hiểm đối với sức khỏe con người.

  • Hít phải: gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Khiến cho suy hô hấp nghiêm trọng, do amoniac có tính ăn mòn.
  • Tiếp xúc trực tiếp: da, mắt, họng, phổi có thể bị bỏng rất nặng. Những vết bỏng có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc tử vong.
  • Nuốt phải: Vô tình nuốt phải amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, gây nôn.

6.2. Xử lý khi ngộ độc amoniac

Amoniac nồng độ cao rất độc với con người tuy nhiên không phải ai cũng biết cách xử lý khi tiếp xúc và bị ngộ độc khí amoniac. Dưới đây là những cách sơ cứu khi bị ngộ độc amoniac:

  • Nếu vô tình hít phải khí amoniac thì phải nhanh chóng di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí, cởi hết quần áo dính amoniac.
  • Trường hợp lỡ nuốt phải chúng phải súc miệng với nước sạch, sau đó cho nạn nhân uống 1-2 cốc sữa.
  • Còn nếu tiếp xúc với dung dịch thì nên rửa sạch amoniac dính trên da bằng xà phòng và nước, rửa mắt sạch với nhiều nước.
  • Cuối cùng tìm cách đưa nạn nhân đến trung tâm y tế gần nhất.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN