Hóa chất tinh khiết là sản phẩm được sử dụng chủ yếu trong phòng thí nghiệm vì nó không có lẫn tạp chất như những loại hóa chất thông thường khác, do đó sẽ cho kết quả chính xác nhất. Vậy bạn đã biết gì về hóa chất tinh khiết? Có những loại hóa chất tinh khiết nào và đặc điểm tính chất của chúng là gì? Trong bài viết dưới đây mình sẽ chia sẻ chi tiết về hóa chất tinh khiết là gì và những kiến thức liên quan đến hóa chất tinh khiết mà chắc hẳn bạn không thể bỏ qua.
1. Hóa Chất Tinh Khiết Là Gì?
Hóa chất tinh khiết là loại hóa chất được sử dụng trong phòng thí nghiệm phục vụ cho việc nghiên cứu và học tập. Hóa chất thí nghiệm sử dụng trong những năm trở lại đây đã tăng đáng kể do sự phát triển của các nhà máy dược mỹ phẩm, thức ăn gia súc, nghiên cứu thí nghiệm,… Đây là loại hóa chất yêu cầu cao về độ tinh khiết, hoạt tính ổn định và độ bền. Không chỉ có mặt ở phòng thí nghiệm của các trường đại học, viện nghiên cứu, trung tâm kiểm nghiệm mà nó còn được sử dụng trong phòng QC và nghiên cứu sản phẩm mới của phòng R&D tại các nhà máy sản xuất để kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Hóa chất tinh khiết có vật liệu thành phần không đổi, nói cách khác, những chất đó đồng nhất với nhau. Những chất đó tham gia phản ứng hóa học để tạo thành các sản phẩm có thể đoán trước được. Trong hóa học, một chất tinh khiết bao gồm một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất.
Trong nghiên cứu, người nghiên cứu thường tập trung vào việc hạn chế sai số trong thí nghiệm bằng việc tối ưu hóa phương pháp nghiên cứu, thao tác làm thí nghiệm và vật liệu mẫu nhưng ít khi quan tâm đến chất lượng của hóa chất trong nghiên cứu, đặc biệt là độ tinh khiết của hóa chất.
2. Những Đặc Điểm Tính Chất Của Hóa Chất Tinh Khiết
Hóa chất tinh khiết có thành phần hóa học đồng nhất. Ở quy mô nano, điều này chỉ áp dụng cho một chất được tạo thành từ một loại nguyên tử, phân tử hoặc hợp chất. Chúng là bất kỳ hỗn hợp đồng nhất nào, vật chất xuất hiện đồng nhất về hình dáng và thành phần, bất kể kích thước mẫu nhỏ đến đâu (ví dụ: nước, không khí hay nito là những chất tinh khiết).
3. Một Số Chất Tinh Khiết Phổ Biến
Một số chất tinh khiết phổ biến hiện nay bao gồm:
- Vàng: Vàng tinh khiết là một kim loại sáng, có màu vàng hơi đỏ, đậm đặc, mềm, dẻo và dễ uốn cong. Nó là một trong những nguyên tố ít phản ứng hóa học nhất và tồn tại ở dạng rắn trong điều kiện tiêu chuẩn.
- Kim cương: Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của carbon với các tính chất vật lý hoàn hảo, độ cứng rất cao, có khả năng khúc xạ cực tốt và được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp và kim hoàn.
- Nước cất: Nước cất là nước tinh khiết, nguyên chất, được tạo ra bằng cách chưng cất và hoàn toàn không chứa các tạp chất hữu cơ, vô cơ. Chính vì vậy, nước cất được sử dụng nhiều trong y tế với mục đích pha chế thuốc tiêm, thuốc uống, thuốc biệt dược, rửa các dụng cụ y tế, vết thương,…và dùng cho các phòng thí nghiệm để rửa dụng cụ thí nghiệm, pha chế hóa chất,…
- Muối ăn: Muối ăn là loại muối được tạo ra bằng cách cho nước biển bay hơi. Nó là hợp chất hóa học có công thức là NaCl và là nguyên nhân gây ra độ mặn trong các đại dương và chất lỏng ngoại bào của nhiều cơ thể đa bào. Ngày nay, nó được biết đến là một loại gia vị và chất bảo quản thực phẩm.
4. Cách Xác Định Hóa Chất Tinh Khiết
Để xác định một hóa chất tinh khiết người ta sẽ thường dựa vào nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, phản ứng hóa học,…:
- Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các nguyên chất đều xác định.
- Về tính dẫn điện: Đồng nguyên chất được sử dụng trong dây dẫn điện, trong khi nước tinh khiết dẫn điện kém do thiếu chất điện phân để hỗ trợ tính dẫn điện.
5. Những Phương Pháp Tách Chất Dựa Vào Tính Chất Vật Lý
Dựa vào tính chất vật lý, hiện nay ta có thể tách chất một cách dễ dàng. Sau đây là một số phương pháp bạn có thể tham khảo:
- Phương pháp chưng cất: Dùng để tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi hỗn hợp lỏng. Ví dụ, nhiệt độ sôi của rượu là 78,3°C, của nước là 100°C. Vì vậy, khi muốn tách hỗn hợp rượu và nước thì chưng chất hỗn hợp ở nhiệt độ khoảng 80°C sẽ thu được rượu tinh khiết.
- Phương pháp bay hơi: Dùng để thu lại chất rắn đã bị hòa tan trong nước. Ví dụ, muốn thu muối ăn, người ta sẽ phơi nước biển cho đến khi nước bốc hơi hết và chỉ còn lại muối.
- Phương pháp lọc: Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi dung dịch. Ví dụ, trong nước biển thường có chứa cát biển nên muốn thu được nước biển sạch, người ta dùng phương pháp lọc để loại bỏ cát.
- Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất lỏng không hòa tan được vào nhau. Ví dụ, dầu ăn và nước không tan vào nhau nên chúng ta có thể tách chúng bằng cách dùng phương pháp chiết.
Với những chia sẻ qua bài viết này, mong rằng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về hóa chất tinh khiết là gì, tính chất nổi bật, cách xác định một chất tinh khiết và những phương pháp tách chất đơn giản nhất…Đừng quên chia sẻ bài viết đến những người bạn của mình để cùng nhau học hỏi thêm nhiều kiến thức bổ ích và mới mẻ nhé!
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN