Sodium Lauryl Sulfate Có Phải Là Một Chất An Toàn?

132
Sodium Lauryl Sulfate

Sodium Lauryl Sulfate đóng vai trò là chất tẩy rửa, làm sạch bề mặt, loại bỏ các chất dư thừa trên da rất hiệu quả trong các công thức mỹ phẩm. Một trong những thành phần phổ biến trong các loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân đó là Sodium Lauryl Sulfate. Vậy Sodium Lauryl Sulfate là chất gì, công dụng cụ thể ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

1. Sodium Lauryl Sulfate Là Gì?

Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là chất hoạt động bề mặt dạng anion cơ bản, có tính chất làm sạch bề mặt da, tạo bọt cao, giữ bọt lâu và làm sạch da xuất sắc. Rất dễ để bắt gặp thành phần Sodium Lauryl Sulfate trong các sản phẩm làm sạch và chăm sóc cá nhân, bao gồm cả dầu gội. Sở dĩ SLS được sử dụng nhiều trong các sản phẩm này là nhờ vào khả năng tạo bọt cùng khả năng làm sạch “đỉnh cao” của nó.

Tuy nhiên, người sử dụng cũng cần tránh lạm dụng Sodium Lauryl Sulfate vì chất này không có chức năng điều trị các bệnh lý về da như chàm, viêm da hoặc mụn trứng cá. Bên cạnh đó, Sodium Lauryl Sulfate được cho là gây kích ứng da, làm phá vỡ chức năng rào cản của da, gây ngứa, bong tróc, khô và đỏ.

Nhìn chung, Sodium Lauryl Sulfate có công dụng tẩy rửa và làm sạch bề mặt rất hiệu quả. Ngày nay, nhu cầu làm đẹp của chị em phụ nữ ngày càng phong phú đòi hỏi nhà sản xuất cần có nhiều đột phá hơn về ngành mỹ phẩm. Do đó Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm đã xuất hiện nhiều hơn ở các sản phẩm làm đẹp.

Sodium Lauryl Sulfate Giới Thiệu
Sodium Lauryl Sulfate Có Khả Năng Tạo Bọt Và Làm Sạch Đỉnh Cao

2. Những Tính Chất Đặc Trưng Của Sodium Lauryl Sulfate

Sodium Lauryl Sulfate có 2 dạng: dạng bột và dạng lỏng. Ở dạng bột, nó có màu trắng. Ở dạng lỏng thì có màu vàng nhạt. Hợp chất này có mùi nồng, phần lớn được sử dụng làm thành phần tạo bọt trong hóa chất tẩy rửa.

Ứng dụng của SLS chủ yếu là được sử dụng trong dầu gội, sữa tắm, sữa rửa mặt, dung dịch vệ sinh phụ nữ,… Ngoài ra, nó cũng được sử dụng trong các chất tẩy rửa thương mại và chất làm sạch dầu nhờn để làm sạch động cơ ô tô, nhà bếp.

Sodium Lauryl Sulfate Tính Chất
Sodium Lauryl Sulfate Có Ở 2 Dạng: Bột Và Lỏng

3. Ứng Dụng Của Sodium Lauryl Sulfate

Chức năng nổi bật nhất của Sodium Lauryl Sulfate là làm sạch nên chất này được ứng dụng nhiều nhất trong các sản phẩm chăm sóc da. Ưu điểm của nó là tạo ra được độ ẩm và hòa tan các bã nhờn, từ đó loại bỏ các bã nhờn tận sâu trong da một cách hiệu quả. Ngoài ra, hợp chất còn loại bỏ được vi khuẩn, giúp làn da được sạch đẹp và mịn màng.

3.1. Chất tạo bọt trong mỹ phẩm

Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm được sử dụng như một thành phần quan trọng trong công nghệ tạo bọt, khử sạch bụi bẩn, vi khuẩn trên da. Sodium Lauryl Sulfate chính là hợp chất bề mặt làm sạch, giúp tạo độ ẩm, nhũ hóa, hòa tan bã nhờn giúp làn da được làm sạch tận sâu.

Sodium Lauryl Sulfate Rửa Mặt
SLS Hòa Tan Bã Nhờn, Làm Sạch Sâu Da

3.2. Chất tẩy, chất làm sạch trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể

Sodium Lauryl Sulfate là một thành phần thường xuyên được sử dụng trong hầu hết các sản phẩm kem cạo râu, dầu gội, dưỡng môi, nước rửa tay, nước tẩy trang, sữa rửa mặt, chất tẩy tế bào chết, xà phòng rửa tay chuyên dụng,… nhờ khả năng làm sạch, tẩy rửa hiệu quả.

Sodium Lauryl Sulfate Rửa Tay
Ứng Dụng Trong Nước Rửa Tay, Sữa Rửa Mặt, Kem Cạo Râu,…

3.3. Trong lĩnh vực công nghiệp

Trong lĩnh vực công nghiệp, Sodium Lauryl Sulfate xuất hiện trong chất tẩy rửa công nghiệp với nồng độ rất cao, bao gồm chất tẩy rửa ô tô, động cơ, nước lau sàn và dung dịch xịt khử khuẩn để bảo vệ an toàn lao động.

Sodium Lauryl Sulfate Lau Sàn
Ứng Dụng Trong Nước Lau Sàn, Chất Tẩy Rửa Ô Tô,…

4. Sử Dụng Sodium Lauryl Sulfate Có An Toàn Không?

Theo một số đánh giá từ Hội đồng thẩm định và đánh giá mỹ phẩm, nếu nồng độ SLS có trong sản phẩm vượt quá tỷ lệ 2% sẽ gây ra kích ứng. Nồng độ thấp hơn 2% sẽ lành tính và không gây hại.

Cũng có những tranh cãi cho rằng chất này khiến da trở nên nhạy cảm, lão hóa nhanh và bào mòn da hơn. Ngoài ra nó cũng có thể làm cho da bị mất nước và khô. Đã từng có phản hồi rằng Sodium Lauryl Sulfate trong mỹ phẩm khiến da bị kích ứng và khó chịu. Điều này nói lên rằng, chất này hoàn toàn có khả năng gây khó chịu lên bề mặt da và cơ thể trong các sản phẩm chăm sóc.

Do đó, các chị em khi lựa chọn sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate cần cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu như sử dụng trong thời gian dài có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

5. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Sodium Lauryl Sulfate

Khi sử dụng Sodium Lauryl Sulfate, cần tránh để dính vào mắt và miệng. Trong một số trường hợp với làn da nhạy cảm, SLS cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nổi mụn.

Nồng độ SLS trong các sản phẩm chăm sóc da ở vào khoảng 1-2% là an toàn. Trong dầu gội thì 10-25% là an toàn. Trong các sản phẩm tẩy rửa, nồng độ của hóa chất này có thể cao hơn. Nên sử dụng SLS ở những nơi có nguồn thông gió và tránh tiếp xúc chúng lâu dài với nồng độ cao để tránh kích ứng phổi.

Đối với những người có tóc khô hoặc quá mỏng nên hạn chế dùng sản phẩm có chứa Sodium Lauryl Sulfate. Hợp chất này có thể sẽ làm mất đi lượng dầu tự nhiên cần thiết để nuôi dưỡng tóc khỏe đẹp, đặc biệt dễ bị xoăn rối.

Sodium Lauryl Sulfate Lưu Ý
Tránh Để SLS Dính Vào Mắt, Miệng

Qua những gì mình đã chia sẻ, hi vọng rằng chị em sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về Sodium Lauryl Sulfate – hợp chất tạo bọt và làm sạch này. Nếu chị em có những thắc mắc về những thông tin thêm xoay quanh hợp chất này, hãy để lại bình luận bên dưới, mình sẽ phản hồi bạn nhanh chóng nhất. Chúc các chị em luôn vui khỏe!

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

Sodium Lauryl Sulfate Là Gì? Tất Cả Những Kiến Thức Bạn Cần