Formaldehyde Đồ Nội Thất Và Tất Tần Tật Mọi Điều Bạn Nên Biết

96
Formaldehyde Đồ Nội Thất
Formaldehyde đồ nội thất được ứng dụng khá rộng rãi. Hàm lượng Formaldehyde đạt mức an toàn với sức khỏe con người là tiêu chí quan trọng để chọn mua đồ nội thất. Nếu hàm lượng quá cao, nó sẽ gây nguy hại tới sức khỏe của con người. Vậy Formaldehyde đồ nội thất là gì? Tác hại của thành phần này đối với sức khỏe con người ra sao? Để hiểu chi tiết hơn về thành phần này, các bạn hãy cùng mình xem ngay bài viết dưới đây nhé.

1. Formaldehyde Trong Đồ Nội Thất Là Gì?

Formaldehyde là một chất khí không màu, mùi hắc, khó ngửi và có độc tính, được sử dụng trong sản xuất vật liệu xây dựng và nhiều các sản phẩm gia dụng khác. Bên cạnh đó, Formaldehyde còn được sử dụng trong các sản phẩm gỗ ép như ván dăm, ván ép và ván sợi; keo và chất kết dính; lớp phủ sản phẩm giấy; các vật liệu cách nhiệt nhất định và một vài các hóa chất khác.

Formaldehyde nhanh chóng bị phân hủy trong không khí (thường là trong vòng vài giờ). Nó dễ dàng hòa tan trong nước, nhưng cũng không tồn tại lâu ở đó.

2. Vai Trò Của Formaldehyde Trong Đồ Nội Thất, Gỗ Công Nghiệp, Dệt Vải,..

Ngoài đặc tính diệt khuẩn, Formaldehyde còn có khả năng kết dính các sợi Cellulose trong gỗ, vải dệt. Formaldehyde là thành phần chính của keo UF – PF, tăng độ bền trong đồ gỗ nội thất. Nói cách khác, tất cả đồ nội thất chế tác từ gỗ công nghiệp như MDF, HDF, MFC … đều tồn tại một hàm lượng Fomandehit nhất định.

Đồ gỗ công nghiệp có khả năng kháng mối mọt cũng là do tác dụng của Formandehit.

Fomandehit có tác dụng chống bám bẩn, chống nhăn, bền màu trong vải. Nó giúp cho vải luôn mới, bảo quan lâu hơn, hạn chế nấm mốc.

Hợp chất Formaldehyde có đóng góp rất quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp như: tẩy rửa, y tế, dệt may, mỹ phẩm, nội thất … Do vậy, dù muốn hay không, bằng cách này hay cách khác thì chúng ta vẫn hằng ngày tiếp xúc với Formaldehyde. Phụ nữ mang bầu và trẻ sơ sinh là các đối tượng nhạy cảm nhất với Formaldehyde.

Formaldehyde Đồ Nội Thất Vai Trò
Formaldehyde Đồ Nội Thất Có Khả Năng Kháng Mối Mọt

3. Phương Pháp Xác Định Nồng Độ Phát Thải Formaldehyde Trong Đồ Nội Thất

Các phương pháp xác định nồng độ phát thải Formaldehyde đồ nội thất là:

  • Xác định bằng phương pháp buồng thí nghiệm
  • Phương pháp dùng bình hút ẩm
  • Phương pháp bình thí nghiệm
  • Phương pháp phân tích khí
  • Phương pháp phân tích khí TNO, FLEC
  • Phương pháp chiết.

4. Tác Hại Của Formaldehyde Đối Với Sức Khỏe

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, khi con người hít phải formaldehyde từ các sản phẩm có chứa hàm lượng này mỗi ngày sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.

Formaldehyde bay hơi ở nhiệt độ thường nên có thể gây viêm da, xâm nhập vào đường hô hấp. Khi vào cơ thể, formaldehyde gây viêm niêm mạc phổi, làm tổn thương những cơ quan này, tạo ra hợp chất độc, tích tụ lâu ngày sẽ gây nguy hại cho tế bào, gây ung thư.

Do đó, nếu người tiêu dùng lắp đặt, sử dụng những vật dụng có chứa hàm lượng phát thải formaldehyde cao trong nhà như tủ, đồ nội thất, sàn nhà,…sẽ rất nguy hiểm.

Formaldehyde Đồ Nội Thất Tác Hại
Tiếp Xúc Với Formaldehyde Đồ Nội Thất Có Thể Ảnh Hưởng Đến Hô Hấp

6. Làm Thế Nào Để Giảm Tiếp Xúc Với Formaldehyde Từ Các Sản Phẩm Nội Thất?

Có nhiều bước bạn có thể thực hiện để giảm tiếp xúc với Formaldehyde đồ nội thất:

  • Mua đồ nội thất có ít hoặc không có thêm formaldehyde, chẳng hạn như đồ nội thất làm bằng gỗ cứng và thép không gỉ.
  • Các sản phẩm có nhãn “Không có VOC / VOC thấp” (hợp chất hữu cơ dễ bay hơi)
  • Đồ nội thất, tủ gỗ hoặc sàn được làm không có keo urê-formaldehyde (UF)
  • Cách nhiệt không có bọt UF
  • Không để đồ nội thất mới làm từ các sản phẩm gỗ composite có chứa formaldehyde, tốt nhất nên tránh xa nhà và ở khu vực thông gió tốt. Khu vực này phải có không khí trong lành đi qua, nếu không formaldehyde sẽ không được loại bỏ.
  • Nếu đồ nội thất được làm từ gỗ composite có chứa formaldehyde là lựa chọn khả dụng duy nhất, hãy cân nhắc tìm kiếm các vật dụng đã qua sử dụng , vì việc thải khí formaldehyde từ gỗ composite sẽ giảm dần theo thời gian.
  • Phủ lớp bảo vệ bề mặt (ví dụ, sơn gốc latex hoặc vecni không chứa formaldehyde) lên đồ nội thất có chứa formaldehyde.
  • Đảm bảo thông gió đầy đủ, thường xuyên mở cửa sổ và cửa ra vào để đón không khí ngoài trời vào.
  • Duy trì độ ẩm và nhiệt độ thấp trong nhà. Nhiều formaldehyde sẽ được giải phóng khi trời nóng và ẩm ướt.

Như vậy, bài viết trên, mình đã giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết về Formaldehyde đồ nội thất. Hy vọng bài viết của mình sẽ mang lại sẽ lợi ích cho các bạn trong việc tìm hiểu về loại hoá chất này.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN

BÌNH LUẬN LẠI VIẾT

Please enter your comment!
Please enter your name here