Iodine sát trùng vết thương hoặc vết bỏng bề mặt, mức độ nhẹ, điều trị hỗ trợ các tình trạng da, niêm mạc tổn thương để tránh nhiễm khuẩn, sát trùng da, niêm mạc trước khi phẫu thuật, lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt khuẩn. Ngoài ra, iot còn là một khoáng chất có vai trò rất cần thiết trong chế độ ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ nêu rõ về thông tin và cách sử dụng Iodine sát trùng.
1. Iodine Sát Trùng Có Tác Dụng Gì?
Iodine là chất sát khuẩn, làm lành vết thương. Chỉ định cụ thể như sau:
Iodine sát trùng:
- Iodine giúp phòng ngừa nguy cơ nhiễm trùng vết thương nhỏ, nông trên da, các vết thương và vết loét có dịch, làm giảm tải lượng vi sinh vật trong vết thương. Nó được sử dụng để làm sạch vết loét, vết thương có dịch, không hiệu quả trong việc làm sạch vết thương khô.
- Sát trùng da trước khi phẫu thuật
Làm lành vết thương: Gel Iodine được dùng để làm chậm sự hình thành của màng môi hoại tử, giữ các thương tổn mềm hơn.
Chống chỉ định của Iodine là:
- Người quá mẫn cảm với Iodine hoặc thành phần trong công thức thuốc Iodine.
- Gel Iodine Cadexomer và giấy tẩm Iodine Cadexomer chống chỉ định trong rối loạn tuyến giáp (bướu cổ dạng nốt không độc, viêm tuyến giáp Hashimoto, tiền sử bệnh Graves), phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
2. Dược Lực Học Và Dược Động Học Của Iodine Sát Trùng
Dược lực học: Phức hợp hữu cơ povidon iod chứa 9 – 12 % iod. Dung dịch povidon iod giải phóng iod dần dần, do đó kéo dài tác dụng sát khuẩn và diệt nấm, diệt virus, động vật đơn bào và bào tử. Vì vậy, tác dụng của thuốc kém hơn các chế phẩm chứa iod tự do nhưng ít độc tính hơn.
Dược động học: lod thấm được qua da và thải qua nước tiểu. Hấp thu toàn thân phụ thuộc vào vùng và tình trạng sử dụng thuốc (diện rộng, da, niêm mạc, vết thương). Phức hợp này không chuyển hóa hoặc đào thải qua thận. Thuốc được hệ liên võng nội mô lọc giữ.
3. Hướng Dẫn Sử Dụng Iodine Sát Trùng
3.1. Iodine sát trùng da và vết thương
Iodine sát trùng da, vết thương do cắn nhau hoặc do va chạm hay các vết lở loét, mụn nước do vi khuẩn hoặc vi rút gây nên. Iodine sát trùng tay, chân bằng cách pha loãng 1/2 dung dịch Vetvaco-Iodine với nước cất và dùng bông gòn thấm dung dịch bôi trực tiếp vào nơi cần sát trùng.
3.2. Tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi, bể chứa nước, làm sạch môi trường
Pha 20-30 ml dung dịch Vetvaco-Iodine với 10 lít nước sạch phun xịt đều trên bề mặt, dụng cụ chăn nuôi (dùng 100-200 ml dung dịch vừa pha cho 1m2 diện tích cần khử trùng) hoặc ngâm các dụng cụ trong dung dịch đã pha từ 20-30 phút.
1 tuần có thể tiến hành 2 – 3 lần, liên tục trong 1 – 2 tuần.
3.3. Khử trùng không khí phòng dịch bệnh
Pha 20-30 ml dung dịch Vetvaco-Iodine với 10-12 lít nước sạch, phun sương cho 80-100 m3 không khí chuồng nuôi 1-2 lần/ngày.
3.4. Sát trùng các dụng cụ ngoại khoa
Ống thông, dao mổ, các dụng cụ bằng nhựa, cao su, nhiệt kế,…
Pha 1 ml Vetvaco-Iodine /1 lít nước.
4. Tác Dụng Phụ Khi Sử Dụng Iodine Sát Trùng Là Gì?
Khi sử dụng Iodine sát trùng, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng phụ như: chàm, ban đỏ khu trú, phản ứng quá mẫn, kích thích tại chỗ, tăng mức hormone kích thích tuyến giáp, nhức đầu, mụn trứng cá, phát ban trên da, đau tại chỗ, phù tại chỗ, nổi mày đay, tiêu chảy, suy giáp, nổi hạch, chảy máu màng nhầy, tăng bạch cầu ái toan, phù mạch, phù nề mí mắt, phù phổi, đau khớp, sốt,…
5. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Iodine
Một số điều người dùng cần lưu ý khi sử dụng Iodine:
- Có nguy cơ xảy ra phản ứng quá mẫn: Mẫn cảm, phù nề, dị ứng hoặc phát ban, phù mạch, khớp, xuất huyết da/niêm mạc, nổi mày đay, ban xuất huyết, tăng bạch cầu ái toan,…
- Tác dụng ngoài da: Kích ứng mô (cảm giác châm chích, bỏng rát) với biểu hiện da bị mẩn đỏ, có thể bị đổi màu da,…
- Tác động lên nội tiết: Nguy cơ thay đổi chuyển hóa tuyến giáp, tăng mức TSH,…
- Lây nhiễm chéo: Có nguy cơ lây nhiễm chéo khi sử dụng giấy tẩm Iodine Cadexomer hoặc ống gel,…
- Tăng kích thước vết thương: Vết thương có thể lớn hơn trong những ngày đầu điều trị bằng giấy tẩm Iodine Cadexomer hoặc gel Iodine Cadexomer do giảm phù nề,…
- Phản ứng khác: Hơi Iodine có thể gây kích ứng mắt hoặc đường hô hấp; có thể có cảm giác đau nhẹ thoáng qua trong vài giờ đầu sau khi sử dụng Iodine Cadexomer,…
- Không sử dụng giấy tẩm Iodine Cadexomer hoặc gel Iodine Cadexomer cho bệnh nhân suy thận nặng,…
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng Iodine, giấy tẩm Iodine Cadexomer hoặc gel Iodine Cadexomer cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Bài viết trên là những chia sẻ của mình về công dụng Iodine sát trùng đến bạn đọc. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đọc sẽ có thêm những hiểu biết về Iodine cũng như khả năng diệt khuẩn, sát trùng của nó trong mọi lĩnh vực. Hãy chia sẻ bài viết đến bạn bè của mình để cùng nhau học hỏi những điều mới lạ các bạn nhé!
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN
Iot Là Gì? Những Kiến Thức Quan Trọng Về Iot Mà Bạn Không Nên Bỏ Qua