Chất nhũ hóa trong mỹ phẩm được sử dụng trong mỹ phẩm để trộn phần nước với phần dầu. Vì nước và dầu không thể trộn lẫn mà luôn tách rời nhau, vì thế sẽ cần có một tác nhân để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất giữ nước và dầu lại với nhau. Đó chính là chất nhũ hóa.
Chất nhũ hóa trong mỹ phẩm được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Mặc dù vậy, có những sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất này được chúng ta sử dụng hằng ngày nhưng chắc chắn không phải ai cũng có thể hiểu về nó. Trong bài viết này, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sâu hơn về chất nhũ hóa trong mỹ phẩm nhé!
1. Chất Nhũ Hóa Trong Mỹ Phẩm Là Gì?
Chất nhũ hóa trong mỹ phẩm là một chất phụ gia được sử dụng để làm giảm sức căng bề mặt của các pha trong hệ, từ đó duy trì được sự ổn định cấu trúc của hệ nhũ tương. Hệ nhũ tương bao gồm hai chất lỏng không hòa tan nhưng lại được trộn lẫn với nhau. Trong đó sẽ có một chất lỏng tồn tại dưới dạng “pha phân tán” trong cùng một hệ, chất lỏng còn lại được gọi là “pha liên tục”.
Cấu trúc phân tử của chất nhũ hóa trong mỹ phẩm có cả phần háo béo và phần háo nước. Do đó, nó được sử dụng nhằm tạo sự ổn định của hệ keo phân tán trong pha liên tục. Mặt khác, nó còn giúp làm giảm sức căng bề mặt của pha phân tán, từ đó làm giảm năng lượng hình thành các giọt trong hệ.
2. Cấu Tạo Của Chất Nhũ Hóa Trong Mỹ Phẩm
Phân tử của chất nhũ hóa trong mỹ phẩm có hai phần:
- Phần ưa nước (Hydrophilic): gồm nhiều nhóm chức phân cực, dễ tạo liên kết với nước như -OH, -COO, -O-,…
- Phần ưa dầu (Lipophilic): gồm một mạch hydrocacbon dài có nguồn gốc từ dầu thực vật.
Ngoài ra, chất nhũ hóa còn có hai loại:
- Chất nhũ hóa dầu trong nước (O/W): có nhiệm vụ giữ cho các giọt dầu được lơ lửng trong nước. Loại này được sử dụng nhiều hơn trong các sản phẩm dưỡng ẩm cho da, ít gây cảm giác nhờn rít như kem dưỡng da.
- Chất nhũ hóa nước trong dầu (W/O): có tác dụng giữ cho các giọt nước được lơ lửng trong dầu, dầu là thành phần tiếp xúc với da trước tiên. Loại này được sử dụng để tạo cảm giác dày, đậm, mịn màng, như kem chống nắng và kem dưỡng ban đêm.
3. Đặc Tính Của Chất Nhũ Hóa Trong Mỹ Phẩm
Dưới đây là một số đặc tính cơ bản của chất nhũ hóa trong mỹ phẩm:
- Giảm sức căng bề mặt: làm giảm sức căng bề mặt tại bề mặt tiếp xúc giữa hai chất lỏng. Khi thêm các chất nhũ hóa vào trong một chất lỏng thì các phân tử của chúng có xu hướng tạo đám, lúc này nồng độ mà tại đó các phân tử bắt đầu tạo đám được gọi là “nồng độ tạo đám tới hạn”. Nếu chất lỏng là nước, các phần thử sẽ tiếp tục nối đuôi kị nước lại với nhau và quay đầu ưa nước tạo ra hình cầu, hình trụ, hình màng khác nhau.
- Tăng cường độ nhớt: hòa tan được trong pha liên tục, tăng cường độ nhớt của pha này hoặc được dùng để hấp thụ vào bề mặt liên pha.
- Tạo lên vật rắn: các chất không hòa tan và có độ chia nhỏ có thể thấm ướt được bởi hai pha, khi được hấp thụ vào bề mặt liên pha sẽ tạo ra vật rắn chống lại hiện tượng hợp giọt.
4. Ứng Dụng Của Chất Nhũ Hóa Trong Mỹ Phẩm
Chất nhũ hóa trong mỹ phẩm có khả năng kết hợp dầu và nước và là thành phần không thể thiếu trong các loại kem face, sữa dưỡng thể,… Chúng có tác dụng chống trôi, liên kết dầu với nước lại với nhau và giữ sản phẩm luôn ở trạng thái tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, nên được ứng dụng trong nhiều sản phẩm:
- Kem dưỡng da, kem dưỡng ẩm, sản phẩm chăm sóc tóc, sữa tắm: chất nhũ hóa Cyclomethicone được sử dụng với đặc tính không nhờn rít và cho cảm giác mượt mà trên da.
- Son dưỡng môi, son lì: chất nhũ hóa như sáp ong, sáp candelilla, sáp carnauba,…
- Dầu gội, dầu xả: sáp nhũ hóa sữa, sáp nhũ hóa mềm, Cetyl Alcohol,…
- Kem trị mụn: sáp nhũ hóa chống trôi, Cetyl Alcohol, sáp nhũ hóa mềm mượt,…
5. Một Số Chất Nhũ Hóa Thông Thường Được Sử Dụng Trong Mỹ Phẩm
5.1. Cosmagel 305
Cosmagel 305 là một chất nhũ hóa trong mỹ phẩm, ở dạng gel sệt, không mùi, có màu trắng đục hoặc trắng trong, có độ nhớt. Cosmagel 305 là chất tạo đặc, chất nhũ hóa hệ lạnh, là chất trợ nhũ tạo độ nhớt, sền sệt cho các sản phẩm mỹ phẩm. Nó hoạt động tốt nhất trong các thành phần như Titan, TALC và kẽm oxit, tránh hiện tượng tách nền, phá nền sản phẩm, cho phép tạo gel lập tức mà không cần gia nhiệt hoặc trung hòa. Có thể sử dụng trong phạm vi rộng của pH.
5.2. Aquagel 45
Aquagel 45 được sử dụng như là một chất làm đặc hệ nguội, chất điều chỉnh độ nhớt, chất ổn định và chất nhũ hoá. Nó nở nhanh và cho phép tạo gel hoặc kem ngay lập tức trong môi trường nước mà không cần gia giảm nhiệt. Chất này hoạt động trong khoảng pH rộng, thích hợp cho các loại kem có chứa dung môi phân cực, silicone hoặc các hoạt chất gốc acid.
5.3. Multicare
Multicare là một loại chất nhũ hóa trong mỹ phẩm dễ dàng sử dụng mà không cần trung hòa, không cần thêm muối vào cuối quy trình để ổn định nhũ, dùng được cho quy trình nguội. Nó phân tán tốt các chất màu, nhũ hóa được nhiều loại pha dầu và pigment. Có thể sử dụng riêng lẽ Multicare trong các hệ sản phẩm cream, gel hoặc sử dụng kết hợp với chất nhũ hóa trong hệ emulsion.
5.4. Lunamer
Lunamer là nguyên liệu dùng để làm nền, nhũ hóa trong các loại kem dưỡng da. Nó giúp kem thấm nhanh, mềm mượt và hầu như không gây cảm giác bết rít. Đây là chất nhũ hóa hệ nguội, thường xuyên được sử dụng trong các sản phẩm như lotion, kem dưỡng chuyên sâu.
5.5. Beeswax
Beeswax hay còn gọi là sáp ong được ứng dụng rất nhiều trong mỹ phẩm như: lotion, gel tẩy lông, phấn mắt, kem mắt, kem má, son dưỡng môi, son lì, son sáp,.. Với công dụng tạo đặc và trợ nhũ hóa trong các sản phẩm mỹ phẩm, nó giúp tạo độ cứng, độ khối cho các sản phẩm hệ nóng. Ngoài ra còn có tác dụng dưỡng ẩm cho da.
Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã hiểu được chất nhũ hóa trong mỹ phẩm là gì cũng như đặc tính, ứng dụng và một số loại chất nhũ hóa phổ biến được sử dụng trong mỹ phẩm rồi phải không nào? Mình hy vọng những kiến thức trong bài mình vừa chia sẻ đã cung cấp đầy đủ những kiến thức hữu ích cho bạn.
XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN