QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm Bạn Đã Biết Chưa ?

375
QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm
QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm

QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm là viết tắt của Quy chuẩn kỹ thuật Quốc Gia về hương liệu thực phẩm – chất tạo hương vani. Quy chuẩn này được ban hành bởi Bộ trưởng Bộ Y Tế vào năm 2015. Vậy bộ quy chuẩn này bao gồm những nội dung này. Xin mời các bạn cùng theo dõi tiếp bài viết để tìm hiểu sâu về các quy chuẩn này nhé. Hy vọng bài viết sẽ mang thông tin hữu ích đến các bạn.

1. QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm

QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hay được gọi tắt là Quy chuẩn, nhằm quy định các yêu cầu kỹ thuật và quản lý về chất lượng, vệ sinh an toàn đối với các chất tạo hương vani được sử dụng với mục đích làm hương liệu thực phẩm.

Ngày 01/12/2015, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 46/2015/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 19-1:2015/BYT về hương liệu thực phẩm – các chất tạo hương vani và Thông tư số 47/2015/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 18-1:2015/BYT về chất hỗ trợ chế biến thực phẩm – dung môi.

Theo nội dung Thông tư số 46: QCVN 19-1:2015/BYT quy định cụ thể yêu cầu quản lý và yêu cầu kỹ thuật đối với các chất tạo hương vani sử dụng trong thực phẩm, Thông tư số 47: QCVN 18-1:2015/BYT quy định cụ thể yêu cầu quản lý và yêu cầy kỹ thuật của các dung môi sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Hương Liệu Thực Phẩm
Hương Liệu Thực Phẩm

1.1. Phạm vi điều chỉnh

QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm này quy định các yêu cầu kỹ thuật, yêu cầu quản lý đối với các chất tạo hương vani được sử dụng với mục đích làm hương liệu thực phẩm hay còn được gọi tắt là chất tạo hương vani.

1.2. Đối tượng áp dụng

Quy chuẩn này áp dụng đối với:

  • Các tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các chất tạo hương vani tại Việt Nam.
  • Các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.

2. Yêu Cầu Kỹ Thuật

QCVN Về Hương Liệu Thực Phẩm có yêu cầu kỹ thuật đối với các chất tạo hương vani được quy định tại các phụ lục ban hành kèm theo quy chuẩn.

2.1. Quy định lấy mẫu

Cách lấy mẫu được thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 26/2012/TT-BKHCN ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ “Quy định việc kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường” và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2.2. Yêu cầu về ghi nhãn

Việc ghi nhãn các dung môi theo đúng quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa, Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn và các quy định của pháp luật có liên quan.

Theo yêu cầu của Quy chuẩn, các chất tạo hương vani phải được công bố phù hợp với các quy định tại QCVN 19-1:2015/BYT. Phương thức, trình tự, thủ tục công bố hợp quy được thực hiện theo Điều 6, Điều 7 Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và Điều 4, Điều 5, Điều 7, Điều 9 Thông tư 19/2012/TT-BYT ngày 09 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Quy chuẩn có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/9/2016./.

Quy Định Và Yêu Cầu Kỹ Thuật
Quy Định Và Yêu Cầu Kỹ Thuật

3. Trách Nhiệm Của Tổ Chức, Cá Nhân

  1. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các chất tạo hương vani phải công bố hợp quy theo các yêu cầu của Quy chuẩn này.
  2. Tổ chức, cá nhân chỉ được nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh các chất tạo hương vani sau khi đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy và đáp ứng các quy định pháp luật hiện hành khác có liên quan.
Trách Nhiệm Tổ Chức Và Cá Nhân
Trách Nhiệm Tổ Chức Và Cá Nhân

4. Tổ Chức Thực Hiện

  1. Giao Cục An toàn thực phẩm chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan hướng dẫn triển khai và tổ chức việc thực hiện Quy chuẩn này.
  2. Căn cứ vào yêu cầu quản lý, Cục An toàn thực phẩm có trách nhiệm kiến nghị Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quy chuẩn này.
  3. Trường hợp hướng dẫn của quốc tế về phương pháp thử và các quy định của pháp luật viện dẫn trong Quy chuẩn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo văn bản mới.

Kết luận: Như vậy, bài viết đã chia sẻ đến các bạn các thông tin xoay quanh quy chuẩn thực phẩm quốc gia về hương liệu thực phẩm. Bên cạnh đó, xin mời các bạn tham khảo thêm các bạn viết khác của mình nhé. Cảm ơn các bạn đã xem qua.

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN