BỘT DẠ QUANG LÀ GÌ ? CÓ MẤY LOẠI CHÍNH

120

Bột dạ quang là gì, ứng dụng của bột dạ quang ra sao? Là những câu hỏi được người tiêu dùng khá quan tâm trong thời gian gần đây. Sở dĩ loại bột này được quan tâm nhiều vì những ứng dụng thiết thực mà nó mang lại trong cuộc sống. Vậy hãy cùng Blog Hóa Chất tìm hiểu Bột Dạ Quang Là Gì thông qua nội dung bài viết dưới đây các bạn nhé.

1. Bột Dạ Quang Là Gì

Bột dạ quang có nguồn gốc là bột hỗn hợp, tồn tại dạng bột phát quang do quá trình hấp thu năng lượng và giải phóng năng lượng của hợp chất. Nói dễ hiểu hơn , loại bột này khi gặp ánh sáng sẽ có khả năng hấp thu năng lượng ánh sáng trực tiếp và nhả ánh sáng khi đã đủ năng lượng ánh sáng.

Tùy từng dạng bột, loại bột mà phát ra từng loại ánh sáng tương ứng. Có rất nhiều loại bột màu dạ quang trên thị trường hiện nay, ví dụ như màu xanh dương, màu xanh lá, màu vàng, màu tím,… Loại bột này không tan trong nước hay trong bất kỳ dung môi nào.

Ứng dụng chính của loại bột này là làm nguồn sáng trong trường hợp không có năng lượng. Ngoài ra nó còn ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như trang trí và nghệ thuật.

Bột Dạ Quang Là Gì
Bột Dạ Quang Là Gì

2. Nguồn Gốc Ra Đời Bột Dạ Quang Là Gì

Bột dạ quang hay còn được biết đến với tên gọi khác là bột lân tinh, bột huỳnh quang. Sở dĩ nó còn được gọi là lân tinh là do ánh sáng phát ra trong bóng tối bởi hiện tượng lân quang giống như ánh sáng lân tinh.

Vậy lân tinh nghĩa là gì ?

Lân tinh là ánh sáng được hình thành do các hợp chất của photpho phản ứng oxi hóa trong không khí. Tên gọi này ra đời từ việc mô tả các chất phát sáng trong bóng tối mà không cần cháy.

3. Các Hợp Chất Phổ Biến Được Sử Dụng Trong Bột Dạ Quang Là Gì

Các chất có trong thành phần bột dạ quang đầu tiên phải kể đến là phóng xạ radium. Tuy nhiên, đây là một chất cấm do tính chất độc hại của nó gây nguy hiểm cho người sử dụng. Do đó phổ biến nhất hiện nay là 2 chất phát quang được sử dụng chủ yếu là Tritium và lân quang.

3.1 Tritium

Tritium được dùng từ năm 1968 thay cho phóng xạ radium đã bị cấm trước đó. So với radium, tritium ít độc hại hơn. Tritium được sử dụng trong bột dạ quang trong một số ứng ứng dụng như sản xuất mặt đồng hồ.

Hợp chất này nổi bật ở chỗ có thời gian phát sáng liên tục khá lâu. Thời gian phát sáng trung bình của nó lên đến 12 năm. Ánh sáng từ tritium có rất nhiều màu sắc đẹp mắt và thu hút.

3.2 Lân Quang

Như đã đề cập ở trên, lân quang chính là tên được lấy từ hiện tượng photpho bị oxi hóa tạo ra ánh sáng gọi là lân tinh. Đối với hợp chất này, khi được dùng chủ yếu áp dụng cho các vật không ở trong bóng tối liên tục. Vì lân quang cần phải giữ dưới ánh sáng mạnh để có thể duy trì phát sáng.

Thời gian phát sáng của lân quang không lâu bằng tritium nhưng bù lại lân quang cho ánh sáng mạnh hơn, và nhất là an toàn hơn cho người sử dụng, đồng thời không gây ô nhiễm môi trường. Tùy loại màu và số lớp lân quang được sử dụng mà ánh sáng phát ra sẽ mạnh yếu khác nhau.

Bột Dạ Quang Là Gì
Các Hợp Chất Chủ Yếu Có Trong Bột Dạ Quang

XEM THÊM THÔNG TIN LIÊN QUAN